So sánh điểm giống và khác nhau giữa hiệp Hiệp định Giơnevơ và Hiệp định Pari? Mục tiêu của chương trình môn Lịch sử là gì?
So sánh điểm giống và khác nhau giữa hiệp Hiệp định Giơnevơ và Hiệp định Pari?
Điểm giống nhau và khác nhau giữa hiệp Hiệp định Giơnevơ (1954) và Hiệp định Pari (1972) được thể hiện như sau:
* Giống nhau:
- Cùng mục tiêu: Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình trên lãnh thổ Việt Nam;
- Thông qua 2 Hiệp định, nước ta đều được công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ;
- Đều bị phía Mỹ và chính quyền tay sai phá hoại dẫn đến cuộc chiến tiếp diễn.;
- Mang tính chất thắng lợi tạm thời nhưng là cơ sở quan trọng cho thắng lợi hoàn toàn sau này.
* Khác nhau:
Tiêu chí | Hiệp định Giơnevơ (1954) | Hiệp định Pari (1973) |
Hoàn cảnh ký kết | - Ký kết sau chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp. | - Ký kết sau cuộc tấn công và thắng lợi trên nhiều mặt trận của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. |
Các bên tham gia | - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Pháp, Trung Quốc, Liên Xô, Anh, Mỹ (Mỹ tham gia với tư cách quan sát). | - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa, Mỹ. |
Nội dung chính | - Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. - Công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. - Quy định chia cắt tạm thời Việt Nam thành hai miền ở vĩ tuyến 17, tiến tới tổng tuyển cử để thống nhất đất nước vào năm 1956. | - Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. - Mỹ cam kết rút hết quân viễn chinh và quân đồng minh khỏi miền Nam Việt Nam. - Công nhận quyền tự quyết của nhân dân miền Nam, không can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. |
Kết quả | - Đánh dấu thắng lợi bước đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Việt Nam bị chia cắt làm hai miền, tiến trình thống nhất bị gián đoạn. | - Đánh dấu thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. - Mở đường cho chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. |
Ý nghĩa lịch sử | - Là bước ngoặt lớn, chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp trên bán đảo Đông Dương. | - Tạo cơ sở pháp lý và chính trị vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam. |
Hạn chế | - Tổng tuyển cử thống nhất không diễn ra do Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm phá hoại. | - Mỹ vẫn tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn, chưa chấm dứt hoàn toàn chiến tranh tại miền Nam. |
Lưu ý: nội dung chỉ mang tính tham khảo./.
So sánh điểm giống và khác nhau giữa hiệp Hiệp định Giơnevơ và Hiệp định Pari? Mục tiêu của chương trình môn Lịch sử là gì? (Hình từ Internet)
Mục tiêu của chương trình môn Lịch sử là gì?
Căn cứ mục III Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT thì mục tiêu của chương trình môn Lịch sử là:
- Giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử, biểu hiện của năng lực khoa học đã được hình thành ở cấp trung học cơ sở;
- Góp phần giáo dục tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, các phẩm chất, năng lực của người công dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại;
- Giúp học sinh tiếp cận và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm của khoa học lịch sử cũng như sự kết nối giữa sử học với các lĩnh vực khoa học và ngành nghề khác, tạo cơ sở để học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Quan điểm dân tộc, nhân văn được xây dựng như thế nào trong chương trình môn Lịch sử?
Căn cứ mục II Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT quy định về xây dựng quan điểm dân tộc, nhân văn trong chương trình môn Lịch sử như sau:
Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức đúng về những giá trị truyền thống của dân tộc, hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam và những giá trị phổ quát của công dân toàn cầu. Cụ thể:
- Chương trình giúp học sinh có nhận thức đúng về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, vị thế của quốc gia - dân tộc trong khu vực và trên thế giới trong các thời kì lịch sử, hướng tới xây dựng lòng tự hào dân tộc chân chính, nhận thức được thế mạnh và cả những hạn chế trong di tồn lịch sử của dân tộc;
- Chương trình giúp học sinh hình thành, phát triển các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, chống các định kiến, kì thị về xã hội, văn hóa, sắc tộc, tôn giáo; hướng tới các giá trị khoan dung, nhân ái, tôn trọng sự khác biệt và bình đẳng giữa các dân tộc, các cộng đồng người, các giới và nhóm xã hội; hướng tới hòa bình, hòa giải, hòa hợp và hợp tác;
- Chương trình giúp học sinh có thái độ đúng đắn, tích cực đối với các vấn đề bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên, môi trường, hướng tới phát triển bền vững và đấu tranh vì thế giới hòa bình, xã hội tiến bộ, minh bạch, công bằng, văn minh.
- Ở vùng biển miền Nam, cá tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian nào trong năm? Yêu cầu về phương pháp giáo dục môn Địa lí là gì?
- Https timhieulichsu thaibinh gov vn dang ky Link tham gia Cuộc thi Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình 2025?
- Top 4 mẫu bài nghị luận xã hội 400 chữ về ước mơ hoài bão của tuổi trẻ? Kiểu văn bản và thể loại ở môn Ngữ văn lớp 12?
- Chế độ thủy triều ở Vịnh Bắc Bộ thuộc loại điển hình nào? Định hướng của phương pháp giáo dục môn Địa lí ra sao?
- Tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nào có 2 huyện đảo? Yêu cầu cần đạt về năng lực tìm hiểu địa lí của học sinh lớp 10 như thế nào?
- Toàn bộ đáp án Tuần 1 Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình 2025? Sứ mệnh chung của môn Lịch sử trong chương trình học là gì?
- Trọn bộ đáp án Cuộc thi tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh kỳ 1?
- Bãi biển nào được công nhận dài nhất Việt Nam? Các đặc điểm ở môn Địa lí bao gồm những gì?
- trangnguyen edu vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 8 như thế nào? Yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học ra sao?
- Trọng tâm của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) là gì? Học sinh khi học môn Lịch sử cần đảm bảo nhiệm vụ gì?