Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước? Học sinh lớp 12 thi học sinh giỏi quốc gia cần đáp ứng điều kiện gì?
Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam kéo dài từ năm 1954 đến năm 1975. Kháng chiến chống Mỹ là một cuộc chiến tranh vĩ đại không chỉ với dân tộc Việt Nam mà còn với lịch sử nhân loại. Nó khẳng định chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do".
Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà còn vươn ra toàn thế giới. Học sinh tham khảo phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước môn Lịch sử lớp 12 như sau:
Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1. Ý nghĩa đối với dân tộc Việt Nam - Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi vào ngày 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt ách thống trị của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai. Việt Nam hoàn toàn độc lập, thống nhất đất nước từ Bắc chí Nam, mở ra kỷ nguyên mới: cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. - Chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thể hiện tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. - Đây cũng là minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của chiến tranh nhân dân, sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự và chính trị, ngoại giao. 2. Ý nghĩa đối với phong trào cách mạng thế giới - Chiến thắng của Việt Nam là nguồn cảm hứng lớn lao cho các dân tộc thuộc địa trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á, châu Phi, và Mỹ Latinh, trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Nhiều quốc gia đã học tập chiến lược và kinh nghiệm đấu tranh của Việt Nam để đánh đổ ách đô hộ của các cường quốc. - Chiến thắng của Việt Nam đã giáng một đòn mạnh mẽ vào chiến lược chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, buộc Mỹ phải từ bỏ tham vọng biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử quân sự Mỹ, làm suy yếu tham vọng bá quyền của Mỹ trên toàn cầu. 3. Ý nghĩa đối với lịch sử nhân loại - Cuộc kháng chiến chống Mỹ khẳng định chân lý: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Thắng lợi của Việt Nam là minh chứng cho sự chiến thắng của chính nghĩa trước bạo lực và cường quyền. - Cuộc chiến chống Mỹ của Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phong trào hòa bình thế giới. Chiến thắng của Việt Nam góp phần củng cố ý chí đấu tranh vì hòa bình, phản đối chiến tranh xâm lược trên toàn cầu. |
Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước? Học sinh lớp 12 thi học sinh giỏi quốc gia cần đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Học sinh lớp 12 thi học sinh giỏi quốc gia cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 4 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Đối tượng dự thi
1. Đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia:
a) Học sinh đang học THPT, có xếp loại rèn luyện (hoặc hạnh kiểm) và học tập (hoặc học lực) từ khá trở lên theo kết quả cuối học kỳ (hoặc năm học) liền kề với kỳ thi và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi;
b) Mỗi thí sinh chỉ được phép tham dự một môn thi trong một năm học.
2. Đối với kỳ thi chọn đội tuyển Olympic:
Học sinh đang học THPT và thuộc một trong các diện sau đây:
a) Được Bộ GDĐT tuyển chọn trong số các học sinh đã đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cùng năm học theo nguyên tắc từ cao xuống thấp theo điểm thi, bảo đảm số học sinh được tuyển chọn cho mỗi môn thi không vượt quá tám (08) lần số học sinh cần chọn vào đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn đó:
b) Không tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cùng năm học, nhưng đã là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực; thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế trong năm học liền kề trước đó.
Như vậy, điều kiện học sinh lớp 12 thi học sinh giỏi quốc gia như sau:
- Có xếp loại rèn luyện (hoặc hạnh kiểm) và học tập (hoặc học lực) từ khá trở lên theo kết quả cuối học kỳ (hoặc năm học) liền kề với kỳ thi,
- Được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi;
Lưu ý: Mỗi thí sinh chỉ được phép tham dự một môn thi trong một năm học.
Thi học sinh giỏi quốc gia tổ chức mấy năm một lần?
Tại Điều 3 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia
1. Hằng năm, Bộ GDĐT tổ chức hai kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, gồm: Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông (gọi tắt là kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia) và kỳ thi chọn học sinh trung học phổ thông vào các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực (gọi tắt là kỳ thi chọn đội tuyển Olympic).
2. Mỗi sở GDĐT, mỗi đại học, trường đại học (không thuộc đại học) có trường THPT tổ chức giảng dạy chương trình chuyên sâu là một đơn vị dự thi; Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc được đăng ký là một đơn vị dự thi.
Theo đó, kì thi học sinh giỏi quốc gia được tổ chức hằng năm, mỗi năm tổ chức một lần.
- Ở vùng biển miền Nam, cá tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian nào trong năm? Yêu cầu về phương pháp giáo dục môn Địa lí là gì?
- Https timhieulichsu thaibinh gov vn dang ky Link tham gia Cuộc thi Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình 2025?
- Top 4 mẫu bài nghị luận xã hội 400 chữ về ước mơ hoài bão của tuổi trẻ? Kiểu văn bản và thể loại ở môn Ngữ văn lớp 12?
- Chế độ thủy triều ở Vịnh Bắc Bộ thuộc loại điển hình nào? Định hướng của phương pháp giáo dục môn Địa lí ra sao?
- Tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nào có 2 huyện đảo? Yêu cầu cần đạt về năng lực tìm hiểu địa lí của học sinh lớp 10 như thế nào?
- Toàn bộ đáp án Tuần 1 Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình 2025? Sứ mệnh chung của môn Lịch sử trong chương trình học là gì?
- Trọn bộ đáp án Cuộc thi tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh kỳ 1?
- Bãi biển nào được công nhận dài nhất Việt Nam? Các đặc điểm ở môn Địa lí bao gồm những gì?
- trangnguyen edu vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 8 như thế nào? Yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học ra sao?
- Trọng tâm của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) là gì? Học sinh khi học môn Lịch sử cần đảm bảo nhiệm vụ gì?