Sở GDĐT Tp HCM hướng dẫn công tác kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2024 - 2025?
Sở GDĐT Tp HCM hướng dẫn công tác kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2024 - 2025?
Ngày 30/8/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đã ban hành Công văn 5398/SGDĐT-KTKĐ năm 2024 về Hướng dẫn thực hiện công tác Kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2024 - 2025
Trong đó, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM hướng dẫn như sau.
*Công tác tự đánh giá
- Các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học thực hiện công tác tự đánh giá hằng năm theo quy định tại các văn bản:
+ Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT, Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT và Thông tư 19/2018/TT- BGDĐT
+ Công văn 5932/BGDĐT-QLCL năm 2018 và Công văn 5942/BGDĐT-QLCL năm 2018.
- Các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục thường xuyên thực hiện công tác tự đánh giá hằng năm theo Công văn 5647/BGDĐT-QLCL năm 2022.
*Công tác đánh giá ngoài
- Tất cả các cơ sở giáo dục đủ điều kiện đánh giá ngoài hoặc đã được công nhận đạt Kiểm định chất lượng giáo dục nhưng hết thời hạn 5 năm, thực hiện đăng ký đánh giá ngoài trong năm học 2024-2025 để được công nhận Kiểm định chất lượng giáo dục.
- Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài về Phòng Giáo dục và Đào tạo để kiểm duyệt nội dung và tổng hợp đăng ký gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục thường xuyên và các Phòng Giáo dục và Đào tạo đăng ký đánh giá ngoài trong năm học 2024-2025, gửi về từ ngày 01-05 hằng tháng
*Thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng
- Vào đầu năm học, các cơ sở giáo dục căn cứ kết quả báo cáo tự đánh giá của năm học trước để xây dựng và thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng.
Kế hoạch cải tiến chất lượng phải thể hiện rõ việc phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong từng tiêu chí. Kế hoạch phải cụ thể và có tính khả thi, tránh chung chung (cần có các giải pháp cụ thể, mốc thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành, nhân lực thực hiện, kinh phí cần có và các biện pháp giám sát,...).
Cuối năm học, các cơ sở giáo dục thực hiện báo cáo việc thực hiện Kế hoạch cải tiến chất lượng và nộp về cơ quan quản lý trực tiếp.
*Báo cáo và công khai về công tác kiểm định chất lượng giáo dục
- Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện và thành phố Thủ Đức báo cáo trước ngày 29 tháng 4 năm 2025.
- Các trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục thường xuyên báo cáo trước ngày 15 tháng 4 năm 2025.
- Các cơ sở giáo dục thực hiện công khai thông tin về kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục trên cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục
Xem chi tiết hướng dẫn tại: Công văn 5398/SGDĐT-KTKĐ năm 2024 tải về
Sở GDĐT Tp HCM hướng dẫn công tác kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2024 - 2025? (Hình từ Internet)
Mục đích kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học là gì?
Căn cứ Điều 3 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Mục đích kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học
1. Kiểm định chất lượng giáo dục nhằm xác định trường tiểu học đạt mức đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn; lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của trường tiểu học; để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học nhằm khuyến khích đầu tư và huy động các nguồn lực cho giáo dục, góp phần tạo điều kiện đảm bảo cho trường tiểu học không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Như vậy, mục đích kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học nhằm xác định trường tiểu học đạt mức đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn,
Sau đó lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của trường tiểu học;
Bên cạnh đó kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học cũng để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục.
Quy trình kiểm định chất lượng giáo dục và quy trình công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học thực hiện theo mấy bước?
Căn cứ Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT việc kiểm định chất lượng giáo dục và quy trình công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học thực hiện theo 3 bước như sau:
Bước 1. Tự đánh giá.
Bước 2. Đánh giá ngoài.
Bước 3. Công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
- Top 20 bài thơ khi mới đi học hay nhất? 5 yêu cầu cần đạt trong kỹ thuật đọc môn Tiếng Việt lớp 1 là gì?
- Mẫu văn nghị luận xã hội về thói quen nhuộm tóc của học sinh hiện nay chọn lọc nhất? Học sinh lớp 12 được học môn tự chọn nào?
- Đào tạo kết hợp STEM trong các lớp tháng 12 có gì? Các bước tạo nên bài học STEM ra sao?
- Tuyển tập thơ về chủ đề cho bé mầm non? Bé mầm non mấy tuổi?
- Top 3 mẫu viết bài văn nghị luận về trò chơi điện tử lớp 8 hay nhất? Yêu cầu cần đạt phần quy trình viết lớp 8 thế nào?
- Chiến dịch 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không' 1972: Quân và dân miền Bắc bắn rơi bao nhiêu máy bay Mỹ?
- Top 5 mẫu bài nghị luận về lòng yêu nước của giới trẻ ngày nay? Học sinh lớp 12 phải đạt kiến thức văn học như thế nào?
- Mẫu đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng lớp 9? Số lượng văn bản nghị luận mở rộng tối thiểu mà học sinh lớp 9 phải đọc trong một năm học?
- 4 Lí do học thuyết giá trị thặng dư được coi là Hòn đá tảng? Đối tượng nào bắt buộc học môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin?
- Top 3 đoạn văn kể lại câu chuyện Cóc kiện Trời ngắn gọn lớp 5? Học sinh lớp 5 được xét hoàn thành chương trình lớp học khi nào?