Quy tắc Ứng xử của người học trong cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất?

Người học trong các cơ sở giáo dục phổ thông cần phải tuân thủ cac quy tắc ứng xử như thế nào?

Quy tắc Ứng xử của người học trong cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định quy tắc Ứng xử của người học trong cơ sở giáo dục phổ thông như sau:

(1) Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực.

(2) Ứng xử với người học khác: Ngôn ngữ đúng mực, thân thiện, trung thực, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt. Không nói tục, chửi bậy, miệt thị, xúc phạm, gây mất đoàn kết; không bịa đặt, lôi kéo; không phát tán thông tin để nói xấu, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người học khác.

(3) Ứng xử với cha mẹ và người thân: Kính trọng, lễ phép, trung thực, yêu thương.

(4) Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Tôn trọng, lễ phép

Quy tắc Ứng xử của người học trong cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất?

Quy tắc Ứng xử của người học trong cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn của người học trong cơ sở giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?

Theo Điều 82 Luật Giáo dục 2019 quy định nhiệm vụ của người học trong cơ sở giáo dục phổ thông như sau:

(1) Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục.

(2) Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ, quy chế của cơ sở giáo dục; chấp hành quy định của pháp luật.

(3) Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.

(4) Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở giáo dục.

(5) Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của cơ sở giáo dục.

Theo Điều 83 Luật Giáo dục 2019 quy định quyền của người học trong cơ sở giáo dục phổ thông như sau:

(1) Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

(2) Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.

(3) Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.

(4) Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

(5) Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.

(6) Được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

(7) Được sử dụng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục.

(8) Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học.

(9) Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.

(10) Được cử người đại diện tham gia hội đồng trường theo quy định.

Chế độ cử tuyển của người học được quy định như thế nào?

Theo Điều 87 Luật Giáo dục 2019 quy định chế độ cử tuyển của người học như sau:

- Nhà nước thực hiện tuyển sinh vào trung cấp, cao đẳng, đại học theo chế độ cử tuyển đối với học sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người; học sinh là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số; có chính sách tạo nguồn cử tuyển, tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng này vào học trường phổ thông dân tộc nội trú và tăng thời gian học dự bị đại học.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào nhu cầu của địa phương đề xuất, phân bổ chỉ tiêu cử tuyển; cử người đi học theo tiêu chuẩn, chỉ tiêu được duyệt; xét tuyển và bố trí việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp.

Cơ sở giáo dục có trách nhiệm hỗ trợ cho người học theo chế độ cử tuyển để bảo đảm chất lượng đầu ra.

- Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm trở về làm việc tại địa phương nơi cử đi học; được xét tuyển và bố trí việc làm.

- Chính phủ quy định chi tiết tiêu chuẩn và đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển; việc tổ chức thực hiện chế độ cử tuyển và việc tuyển dụng người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp.

Cơ sở giáo dục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có con dấu riêng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy tắc Ứng xử của người học trong cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy tắc ứng xử chung trong cơ sở giáo dục được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là gì? Đặt tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin chung nào về cơ sở giáo dục sẽ được công khai?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ của người học trong cơ sở giáo dục là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài gồm các loại hình nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Vốn đầu tư của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài ra sao?
Tác giả:
Lượt xem: 178

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;