Phân tích một số biện pháp tu từ trong bài thơ Sóng lớp 11? Học sinh lớp 11 có được học biện pháp tu từ lặp cấu trúc?

Các biện pháp tu từ trong bài thơ Sóng được phân tích như thế nào? Biện pháp tu từ lặp cấu trúc có được học ở lớp 11 không?

Phân tích một số biện pháp tu từ trong bài thơ Sóng lớp 11?

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là một trong những tác phẩm tiêu biểu về tình yêu trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Với giọng thơ dịu dàng, chân thành, tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ trong bài thơ Sóng để khắc họa hình ảnh tâm hồn người con gái đang yêu. Dưới đây là các biện pháp tu từ trong bài thơ Sóng lớp 11 mà các bạn có thể tham khảo.

- Nhân hóa: “Sông không hiểu nổi mình”; “Sóng tìm ra tận bể”; “con sóng nhớ bờ”. Tác dụng: Nhân hóa trạng thái của sóng như tâm trạng của con người để bộc lộ được tâm trạng, nỗi nhớ của “em”, của người phụ nữ đang yêu. Đồng thời làm cho những câu thơ gợi hình gợi cảm hơn trong lòng người đọc.

- Câu hỏi tu từ: “Từ nơi nào sóng lên?”; “Gió bắt đầu từ đâu?”. Tác dụng: Nhấn mạnh mong muốn muốn tìm được cội nguồn của tình yêu, lí giải được tình yêu, khát khao hiểu được tình yêu, hiểu được bản thân mình và hiểu được người mình yêu. Đồng thời làm cho những câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn hơn trong lòng người đọc.

- Điệp cấu trúc: “Dẫu xuôi về phương Bắc/Dẫu ngược về phương Nam”. Tác dụng: Nhấn mạnh dù ở bất cứ đâu, dù có muôn vàn những khó khăn, cách trở thì người con gái ấy vẫn thủy chung, son sắt một lòng với người mình yêu thương. Đồng thời làm cho những câu thơ có nhịp điệu, liên kết và gây ấn tượng hơn trong lòng người đọc.

- Biện pháp tu từ đối lập, nhân hóa (khổ 1): “Dữ dội và dịu êm…Sóng tìm ra tận bể”. →mượn hình ảnh sóng để nói lên tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu, nó như những đợt sóng kia.

- Biện pháp điệp cấu trúc “con sóng” (khổ 5) → Phép điệp sử dụng 3 lần như một điệp khúc của bản tình ca với những giai điệu da diết, như một ám ảnh thường trực về tình yêu và nỗi nhớ. Ba câu thơ gắn liền với hình ảnh sóng giống như những đợt sóng gối lên nhau.

- Biện pháp tu từ ẩn dụ “ngực trẻ” (hai câu thơ cuối) → Trong suy ngẫm, liên tưởng của người phụ nữ đang yêu, mặt biển giống như lồng ngực cường tráng, trẻ trung của trời đất và sóng giống như nhịp đập trong trái tim rạo rực yêu đương của biển. Chữ trẻ mang đến cảm nhận về những nhịp sóng muôn đời cồn cào trào dâng mãnh liệt khiến cho biển muôn đời trẻ trung. Tình yêu cũng thế, nó đem đến sự trẻ trung, mạnh mẽ, nhiệt huyết của tuổi thanh xuân cho con người.

- Biện pháp tu từ trong bài thơ: điệp ngữ: "con sóng", đối: "lòng sâu- mặt nước" "ngày- đêm", "mơ- thức", ẩn dụ: con sóng là em, bờ là anh, nhân hóa. Rất nhiều thủ pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho đoạn văn. Bên cạnh đó, nó cho thấy được nỗi lòng người con gái khi yêu với đủ cung bậc, với đủ những xốn xang trong lòng. Tất cả hòa quyện cho thấy một tình yêu trải qua những chông gai, trắc trở và nỗi nhớ tha thiết của người con gái khi yêu.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

Phân tích một số biện pháp tu từ trong bài thơ Sóng lớp 11? Học sinh lớp 11 có được học biện pháp tu từ lặp cấu trúc?

Phân tích một số biện pháp tu từ trong bài thơ Sóng lớp 11? Học sinh lớp 11 có được học biện pháp tu từ lặp cấu trúc? (Hình từ Internet)

Học sinh lớp 11 có được học biện pháp tu từ lặp cấu trúc?

Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về nội dung giáo dục của học sinh lớp 11 với kiến thức tiếng Việt như sau:

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
1. Cách giải thích nghĩa của từ
2. Lỗi về thành phần câu và cách sửa
3.1. Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, đối: đặc điểm và tác dụng
3.2. Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng
3.2. Kiểu văn bản và thể loại
- Văn bản nghị luận: mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng với luận đề; sự phù hợp giữa nội dung với nhan đề của văn bản; mục đích, thái độ và tình cảm của người viết; các yếu tố thuyết minh, tự sự và biểu cảm trong văn bản nghị luận; bài nghị luận về một vấn đề xã hội; bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm nghệ thuật (văn học, điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc,...)
- Văn bản thông tin: vai trò của các dữ liệu, thông tin trong việc thể hiện ý tưởng, nội dung chính hay thông điệp của văn bản; một số dạng văn bản thông tin tổng hợp; nhan đề, mục đích và thái độ của người viết văn bản; bài thuyết minh tổng hợp; báo cáo nghiên cứu
3.3. Cách trình bày tài liệu tham khảo trong một tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu
4.1. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói
4.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,...
...

Như vậy, học sinh lớp 11 sẽ được học biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong nội dung chương trình môn Ngữ văn.

Mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn đối với học sinh lớp 11 là gì?

Căn cứ Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn đối với học sinh lớp 11 như sau:

- Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất đã được hình thành ở trung học cơ sở; mở rộng và nâng cao yêu cầu phát triển phẩm chất với các biểu hiện cụ thể: có bản lĩnh, cá tính, có lí tưởng và hoài bão, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần hội nhập và ý thức công dân toàn cầu.

- Tiếp tục phát triển các năng lực đã hình thành ở trung học cơ sở với các yêu cầu cần đạt cao hơn:

+ Đọc hiểu được cả nội dung tường minh và hàm ẩn của các loại văn bản với mức độ khó hơn thể hiện qua dung lượng, nội dung và yêu cầu đọc.

+ Đọc hiểu với yêu cầu phát triển tư duy phản biện.

+ Vận dụng được các kiến thức về đặc điểm ngôn từ văn học, các xu hướng - trào lưu văn học, phong cách tác giả, tác phẩm, các yếu tố bên trong và bên ngoài văn bản để hình thành năng lực đọc độc lập.

+ Viết thành thạo kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh tổng hợp (kết hợp các phương thức biểu đạt và các thao tác nghị luận), đúng quy trình, có chủ kiến, đảm bảo logic và có sức thuyết phục.

+ Nói và nghe linh hoạt; có khả năng nghe và đánh giá được nội dung cũng như hình thức biểu đạt của bài thuyết trình.

+ Biết tham gia và có chủ kiến, cá tính, có thái độ tranh luận phù hợp trong tranh luận.

- Phát triển năng lực văn học với yêu cầu:

+ Phân biệt được tác phẩm văn học và các tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác.

+ Phân tích và nhận xét được đặc điểm của ngôn ngữ văn học.

+ Phân biệt được cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong văn học.

+ Nhận biết và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học dựa vào đặc điểm phong cách văn học.

+ Có trí tưởng tượng phong phú, biết thưởng thức, tiếp nhận và đánh giá văn học.

+ Tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.

Môn Ngữ Văn lớp 11
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Top 3 đoạn văn nghị luận xã hội về bình đẳng giới lớp 11? Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 03 vấn đề xã hội nổi bật trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài? Chương trình môn Ngữ văn lớp 11 có bao nhiêu chuyên đề?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận về tôn sư trọng đạo ngắn gọn lớp 11? Học sinh lớp 11 được học những chuyên đề học tập nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu dàn ý nghị luận xã hội về tôn sư trọng đạo lớp 11? Yêu cầu cần đạt về trách nhiệm với nhà trường và xã hội của học sinh lớp 11?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông bằng lí luận văn học? Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông học ở lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Dàn ý phân tích bài thơ Chạy giặc lớp 11? Thời lượng dành cho các kỹ năng trong môn Ngữ Văn lớp 11 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận về tôn trọng sự khác biệt lớp 11? Điều kiện để học sinh lớp 11 được lên lớp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích một số biện pháp tu từ trong bài thơ Sóng lớp 11? Học sinh lớp 11 có được học biện pháp tu từ lặp cấu trúc?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn nghị luận về tác phẩm thơ Hoa cau môn Ngữ văn lớp 11? Nhiệm vụ của học sinh lớp 11 là gì?
Điều ám ảnh Chí Phèo nhất khi nghĩ về cuộc đời mình? Tập nghiên cứu và viết báo cáo văn học trung đại Việt Nam có phải là chuyên đề môn Ngữ văn lớp 11 không?
Điều ám ảnh Chí Phèo nhất khi nghĩ về cuộc đời mình? Lớp 11 phải tập nghiên cứu và viết báo cáo văn học trung đại Việt Nam?
Tác giả:
Lượt xem: 72

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;