Dàn ý phân tích bài thơ Chạy giặc lớp 11? Thời lượng dành cho các kỹ năng trong môn Ngữ Văn lớp 11 là bao nhiêu?
Dàn ý phân tích bài thơ Chạy giặc lớp 11?
Bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu là một trong những tác phẩm tiêu biểu phản ánh sâu sắc bối cảnh đất nước khi thực dân Pháp xâm lược, đồng thời thể hiện nỗi đau thương và lòng yêu nước của nhân dân. Để có cái nhìn thật toàn diện, cần lập một dàn ý phân tích bài thơ Chạy giặc chặt chẽ, tập trung vào các khía cạnh mà tác phẩm mang lại. Dưới đây là mẫu dàn ý phân tích bài thơ Chạy giặc lớp 11 mà các bạn có thể tham khảo.
Mở bài
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), thường được gọi là Đồ Chiểu, ông là nhà thơ lớn và lỗi lạc nhất của miền Nam Việt Nam trong những năm nửa cuối thế kỷ XIX.
- Có nhận định cho rằng: "Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu sống dậy và hướng tới chúng ta những bài ca yêu nước", chúng ta có thể nhận thấy rõ điều ấy thông qua tác phẩm Chạy giặc, một trong những bài thơ yêu nước xuất hiện đầu tiên trong thời kỳ chống Pháp.
Thân bài
Hai câu đề: Gợi lên thời điểm và hoàn cảnh chạy giặc lúc bấy giờ.
- Thời gian: Buổi tan chợ, dân chúng đông đúc, quây quần, tái hiện khung cảnh sinh hoạt thường ngày của nhân dân Gia Định.
- Hình ảnh "tiếng súng Tây" xa lạ gợi sự khủng bố, hủy diệt hàng loạt.
- Hình ảnh "Bàn cờ thế lúc sa tay" mở ra một liên tưởng đến tình cảnh của đất nước lúc bấy giờ, cũng rơi vào thế bị động, bất ngờ, không kịp trở tay.
Hai câu thực: Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng bạt vía của nhân dân.
- Hình ảnh "lũ trẻ" và "bầy chim" là tiêu biểu cho số phận thảm thương của người dân lúc bấy giờ, đều chịu chung một cảnh mất nhà, mất tổ, buộc phải rời xa cái nơi mình gắn bó bấy lâu để hòng thoát thân.
- Các tính từ "lơ xơ", "dáo dác" đều gợi lên một cảm giác hoang mang, vô định, bỏ chạy trong thất thần, sợ hãi.
- Hai câu thơ tả thực nhấn mạnh nỗi ám ảnh cảnh chạy giặc điêu tàn, bi thương trong những năm đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta.
Hai câu luận: Viễn cảnh đối lập của đất nước trước và sau khi giặc tới càn quét.
- Bến Nghé giàu có, sung túc, nhân dân an yên vui vầy buôn bán, nay giặc dữ quét qua bao nhiêu "của tiền tan bọt nước", cơ nghiệp xây dựng bao đời nay cũng tan thành mây khói.
- Đồng Nai, nhà mái ngói đỏ tươi, mái tranh vàng ấm áp, nay cũng chỉ còn lại những cột khói ngút trời, tựa như màu mây xám, ảo não, bi thương vô cùng.
Hai câu kết: Tiếng lòng đầy đau xót của tác giả:
- Câu hỏi tu từ đầy đau xót, giọng điệu trầm buồn, day dứt, phẫn uất, phản ánh hiện thực đau lòng về một triều đình phong kiến vô năng, nhu nhược
- Lòng trông mong những nhân tài kiệt xuất đứng ra cùng nhân dân chống lại quân xâm lượ- Lòng yêu nước thương dân sâu sắc của tác giả.
Kết bài
- Nguyễn Đình Chiểu đau đớn xót xa tột cùng khi thấy cảnh đất nước điêu tàn, nhân dân phải chịu cảnh ly tán tang thương.
- Phê phán, lên án gay gắt cái chế độ phong kiến bù nhìn, những kẻ bán nước đổi lấy sự sang quý đớn hèn ngu nhục, cùng thực dân Pháp những kẻ cướp nước tàn ác, gây ra cuộc chiến tranh phi nghĩa, đầy ải nhân dân.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.
Dàn ý phân tích bài thơ Chạy giặc lớp 11? Thời lượng dành cho các kỹ năng trong môn Ngữ Văn lớp 11 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thời lượng dành cho các kỹ năng trong môn Ngữ Văn lớp 11 là bao nhiêu?
Căn cứ Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về thời lượng thực hiện chương trình môn Ngữ Văn đối với học sinh lớp 11 là 105 tiết/năm. Trong đó, thời lượng dành cho các kỹ năng là:
- Kỹ năng đọc: khoảng 60% (tương đương khoảng 63 tiết)
- Kỹ năng viết: khoảng 25% (tương đương khoảng 26 tiết)
- Kỹ năng nói và nghe: khoảng 10% (tương đương khoảng 11 tiết)
- Đánh giá định kì: khoảng 5% (tương đương khoảng 5 tiết)
Các ngữ liệu về văn bản văn học mà học sinh lớp 11 được học là gì?
Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về các ngữ liệu mà học sinh lớp 11 được học như sau:
NGỮ LIỆU
1.1. Văn bản văn học
- Sử thi, truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại
- Thơ, truyện thơ Nôm
- Bi kịch
- Truyện kí, tuỳ bút hoặc tản văn
1.2. Văn nghị luận
- Nghị luận xã hội
- Nghị luận văn học
1.3. Văn bản thông tin
- Bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận
- Báo cáo nghiên cứu
2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý
...
Như vậy, các ngữ liệu về văn bản văn học mà học sinh lớp 11 được học bao gồm:
- Sử thi, truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại
- Thơ, truyện thơ Nôm
- Bi kịch
- Truyện kí, tuỳ bút hoặc tản văn
- Đối tượng nào được tham gia cuộc thi Em Viết Ước Mơ 2024? Điều kiện để học sinh Tiểu học được vượt lớp là gì?
- Đề cương Pháp luật đại cương đầy đủ và chi tiết nhất? Chương trình đào tạo trình độ đại học có số tín chỉ tối thiểu là bao nhiêu?
- Mẫu đoạn văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống ngắn gọn? Những ngữ liệu về văn nghị luận có trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8?
- Tuyển chọn những bức thư gửi chú bộ đội hay nhất? Học sinh lớp 3 dành bao nhiêu tuần trong năm cho việc học tập và hoạt động giáo dục?
- Mẫu viết đơn xin tham gia một câu lạc bộ mà em yêu thích? Độ tuổi của học sinh lớp 4 là bao nhiêu?
- Cấu tứ là gì? Cách xác định cấu tứ trong một tác phẩm văn học? Những tác phẩm văn học nào bắt buộc trong môn Ngữ văn?
- Đề thi minh họa vào lớp 10 môn Ngữ Văn Ninh Bình 2025 như thế nào? Dự kiến phương thức tuyển sinh lớp 10?
- Mẫu văn bản kiến nghị tổ chức hoạt động ngoại khóa lớp 8? Yêu cầu cần đạt khi học văn bản thông tin của học sinh lớp 8?
- 3 12 là ngày gì? 3 12 là ngày giáo viên mầm non mới ra trường được nghỉ đúng không?
- Thể lệ cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh?