Phân tích bài thơ Làm lẽ lớp 8? Học sinh lớp 8 phải rèn luyện trong kì nghỉ hè khi nào?

Học sinh lớp 8 tham khảo mẫu phân tích bài thơ Làm lẽ? Trong trường hợp nào thì học sinh lớp 8 phải rèn luyện trong kì nghỉ hè?

Phân tích bài thơ Làm lẽ lớp 8?

Bài thơ Làm lẽ của Hồ Xuân Hương là một tiếng nói đầy xót xa nhưng cũng đầy mạnh mẽ, thể hiện nỗi đau và sự bất công của người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến xưa. Việc phân tích bài thơ Làm lẽ sẽ giúp làm sáng tỏ giá trị nội dung, nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Dưới đây là mẫu phân tích bài thơ Làm lẽ mà học sinh có thể tham khảo.

Hồ Xuân Hương, con người có sức sống mãnh liệt, có ý thức cá nhân sâu sắc, khao khát hạnh phúc lứa đôi lại rơi vào tấn bi kịch đau lòng nhất của người phụ nữ: làm lẽ. Bà là đứa con của một người vợ lẽ. Rồi chính bà lấy chồng hai lần, cả hai lần đều làm lẽ. Tất cả những thảm cảnh làm lẽ của mẹ bà, của bà và của bao người đàn bà bất hạnh khác dưới chế độ đa thê đáng nguyền rủa trong xã hội phong kiến đã dồn nén lại thành một khôi thuốc nổ: bài thơ “Làm lẽ”. Bài thơ có sức công phá ghê gớm vào chế độ đa thê, lớn tiếng đòi quyền sống, đòi hạnh phúc lứa đôi cho người phụ nữ

Hồ Xuân Hương bị dồn nén, bị ấm ức với kiếp làm lẽ nên thơ mở lời đã bùng nổ:

“Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”

Câu thơ mở đầu nói thẳng vào sự bất công trong hôn nhân, trong tình cảm “Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng” thì thật là tài tình. Hình tượng thơ gợi ngay đến chuyện buồng the, chăn gối, hạnh phúc lứa đôi vợ chồng. Và sự bất công giữa vợ cả, vợ lẽ hiện ra như núi đồi và vực thẳm. Kẻ “đắp chăn bông” ấm áp bao nhiêu thì kẻ “nằm suông ngoài nhà” lạnh bấy nhiêu. Mà cái lạnh của thể xác chưa thấm vào đâu với cái lạnh tinh thần, lạnh trong lòng, “lạnh lùng”.

Hồ Xuân Hương đã chửi thẳng vào cái kiếp lẽ mọn, chung chạ:

“Chém cha cái kiếp lẩy chồng chung”

Chửi cả bằng lời và bằng nhạc, câu thơ bảy chữ thì có bốn thanh trắc, dấu sắc (chém, cái, kiếp, lấy) sắc như gươm. Nhưng chửi rồi vẫn còn nguyên nỗi đau, ấy là “cái kiếp lấy chồng chung”. Chung cái không thể nào chung được, có đáng nguyền rủa không? Ca dao cũng đã cự tuyệt cảnh chồng chung:

“Đói lòng nằm gốc cây sung

Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng”

Mà sao Xuân Hương là bậc trí giả mà không đủ sáng suốt để hai lần đều lâm vào cảnh “chồng chung”? Đó chính là chỗ đáng thương của người phụ nữ. Vì khao khát hạnh phúc lứa đôi nên biết rằng mình làm lẽ chẳng ra gì nhưng vẫn không “đừng” được.

Nữ sĩ Xuân Hương, nạn nhân của chế độ đa thê đã nói huỵch toẹt những bi thảm trong buồng the của “kiếp lấy chồng chung”:

“Năm thì mười họa hay chăng chớ

Một tháng đôi lần có cũng không”.

Nhà thơ đã dồn hai thành ngữ “năm thì mười họa” và “gặp chăng hay chớ” thành một câu thơ lấp lửng thật hay: “Năm thì mười họa hay chăng chớ”. Câu thơ Đường đã trở thành câu thơ thuần Việt diễn tả sự thưa thớt, họa hoằn của hành vi ái ân giữa chồng với vợ lẽ. Có thể gọi ngôn ngữ Hồ Xuân Hương trong trường hợp này là ngôn ngữ mờ, diễn đạt mờ vì là chuyện khó nói. Vậy mà ai cũng hiểu, tài hoa Xuân Hương chính là ở đấy. Cách đây hơn trăm năm giữa một xã hội khô cứng, đạo đức giả mà có một phụ nữ đã nói to lên khát vọng của da thịt, của ái ân, của yêu đương thì phải nói là Hồ Xuân Hương đã đi trước thời đại rất xa. Có lẽ vì thế mà những thanh niên Pháp ngày nay đọc Hồ Xuân Hương đã cả quyết rằng nàng thơ đang sống cùng thời với họ!

Hồ Xuân Hương là người đàn bà có ý thức cá nhân sâu sắc, có bản lĩnh, lịch lãm mà vẫn không thoát khỏi tấn bi kịch “làm lẽ”? Có lẽ tấn bi kịch này không thuộc về phần ý thức, bản lĩnh, hay trí tuệ mà thuộc vào điều sâu thẳm trong tâm hồn của người đàn bà, mà Xuân Hương lại đàn bà hơn bất kì người đàn bà nào trên cõi đời này. Hãy lắng nghe nhịp tim đau đớn của người đàn bà đáng thương đáng kính này:

“Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm

Cầm bằng làm mướn, mướn không công”.

Chỉ có Xuân Hương mới đủ can đảm và đủ tài hoa để vớ một thành ngữ mà lí giải hành vi dẫn đến bi kịch hôn nhân. “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm”, từ hành vi vật chất, hiện tượng vật chất, tác giả gợi đến hành vi tinh thần, tâm trạng của một kẻ lẽ mọn. Từ cái mùi “hẩm” đến “buồn nôn” của xôi, nhà thơ đã gợi đến sự hẩm hiu của cảnh “chồng chung”. Cách cụ thể hóa cái trừu tượng như vậy rất gần với thi pháp dân gian. Vì khát vọng một chút hạnh phúc lứa đôi nhỏ nhoi mà người đàn bà phải hạ mình “cố’ đấm ăn xôi”, nhưng nhập cuộc rồi, người vợ lẽ mới nhận ra bản chất xấu xa của chế độ đa thê:

“Cầm bằng làm mướn, mướn không công”.

Vợ lẽ chẳng qua là một người “làm mướn”, một người ở, mà còn tệ hơn người làm mướn là “mướn không công”. Thật là hẩm hiu, tủi nhục. Những điệp từ “xôi, xôi”, “mướn, mướn” tạo ra âm điệu day dứt, đay nghiến, uất hận của kiếp làm lẽ.

Bài thơ kết thúc bằng lời tự nhủ chua chát:

“Thân này ví biết dường này nhỉ

Thà trước thôi đành ở vậy xong”.

Đây là một cách nhận thức lại, không hình ảnh, không bóng bẩy, chỉ phô diễn trực tiếp ý tưởng của một đời làm lẽ. Người đàn bà thuộc vào hàng trí giả như Xuân Hương cũng không thể hình dung hết những điều cay nghiệt của “kiếp lấy chồng chung”. Bà ngậm ngùi mà nghĩ rằng “Thà trước thôi đành ở vậy xong”. Người đàn bà với thiên chức làm vợ, làm mẹ mà “ở vậy” là bi thảm nhất, vậy mà làm lẽ lại còn bi thảm hơn. Thế mới càng thấy “kiếp lấy chồng chung” cay nghiệt đến chừng nào!

Bài thơ “Làm lẽ” hay ở tình cảm chân thành, nồng nàn, tư tưởng sâu sắc, tinh thần phản kháng quyết liệt. Nghệ thuật diễn đạt tài tình, những điều khó nói của “kiếp lấy chồng chung” nhà thơ đã nói một cách thanh tao, gợi cảm. Những thành ngữ tiếng Việt đã chắp cánh cho thơ Xuân Hương, thuần hóa thơ Đường thành một hình thức thơ giàu âm điệu dân tộc.

Với bài thơ “Làm lẽ”, chế độ đa thê của xã hội phong kiến đã bị một đòn trí mạng. Để nói lên những bất công trong chế độ đa thê, để đòi quyền sông, quyền hạnh phúc lứa đôi, Hồ Xuân Hương đã phải trả giá cả cuộc đời của mình. Cho nên càng nghĩ càng cảm thấy yêu mến, kính nể Hồ Xuân Hương, người đàn bà kì bí, “Bà Chúa Thơ Nôm” trong nền văn học của nước nhà.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.

Phân tích bài thơ Làm lẽ của Hồ Xuân Hương lớp 8? Học sinh lớp 8 phải rèn luyện trong kì nghỉ hè khi nào?

Phân tích bài thơ Làm lẽ lớp 8? Học sinh lớp 8 phải rèn luyện trong kì nghỉ hè khi nào? (Hình từ Internet)

Học sinh lớp 8 phải rèn luyện trong kì nghỉ hè khi nào?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định học sinh lớp 8 phải rèn luyện trong kì nghỉ hè trong trường hợp như sau:

- Học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Chưa đạt thì phải rèn luyện trong kì nghỉ hè.

- Hình thức rèn luyện trong kì nghỉ hè do Hiệu trưởng quy định.

Có được dùng kết quả rèn luyện trong kì nghỉ hè của học sinh lớp 8 để thay thế kết quả rèn luyện cả năm học không?

Căn cứ khoản 3 Điều 13 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định rèn luyện trong kì nghỉ hè như sau:

Rèn luyện trong kì nghỉ hè
...
3. Căn cứ vào hình thức rèn luyện trong kì nghỉ hè, giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ rèn luyện trong kì nghỉ hè cho học sinh và thông báo đến cha mẹ học sinh. Cuối kì nghỉ hè, nếu nhiệm vụ rèn luyện được giáo viên chủ nhiệm đánh giá đã hoàn thành (có báo cáo về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ rèn luyện có chữ kí xác nhận của cha mẹ học sinh) thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị Hiệu trưởng cho đánh giá lại kết quả rèn luyện cả năm học của học sinh. Kết quả đánh giá lại được sử dụng thay thế cho kết quả rèn luyện cả năm học để xét lên lớp theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

Như vậy, vẫn có thể dùng kết quả rèn luyện trong kì nghỉ hè của học sinh lớp 8 để thay thế kết quả rèn luyện cả năm học nếu đáp ứng 02 điều kiện sau:

- Nhiệm vụ rèn luyện được giáo viên chủ nhiệm đánh giá đã hoàn thành (có báo cáo về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ rèn luyện có chữ kí xác nhận của cha mẹ học sinh).

- Giáo viên chủ nhiệm đề nghị Hiệu trưởng cho đánh giá lại kết quả rèn luyện cả năm học của học sinh.


Môn Ngữ văn lớp 8
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phân tích bài thơ trào phúng Tự trào của Nguyễn khuyến? Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa môn Ngữ văn là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phân tích bài thơ Thiên trường vãn vọng lớp 8? Thời gian làm bài kiểm tra đánh giá định kỳ của học sinh lớp 8 GDTX?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận về việc đọc sách của giới trẻ hiện nay? Ngữ liệu có thể lựa chọn thơ, ca dao, truyện thơ Nôm môn Ngữ văn lớp 8 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích tác phẩm Chiếc lá cuối cùng ngắn gọn? Kiểm tra, đánh giá việc dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa rừng Trần Hưng Đạo? 4 hình thức khen thưởng học sinh THCS?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 4 mẫu thuyết minh về trò chơi dân gian ngắn gọn? Việc quản lý trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận vai trò của thế hệ trẻ với tương lai của đất nước? Có bao nhiêu phương thức tuyển sinh trung học cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn nghị luận về thói lười nhác hay than vãn môn Ngữ văn lớp 8? Quy tắc ứng xử của học sinh lớp 8 trong cơ sở giáo dục ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu soạn bài Thuyền trưởng tàu viễn dương? Yêu cầu về viết được bài văn tự sự đối với học sinh lớp 8 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Trợ từ là gì? Ví dụ của trợ từ trong môn Ngữ văn? Phương pháp giáo dục môn ngữ văn 8 có định hướng chung như thế nào?
Tác giả:
Lượt xem: 4307

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;