Tổng hợp các mẫu nhận xét học sinh tiểu học cuối kì 1 2024-2025 theo từng môn học?
Tổng hợp các mẫu nhận xét học sinh tiểu học cuối kì 1 2024-2025 theo từng môn học?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 7 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
Dưới đây là các mẫu nhận xét học sinh tiểu học cuối kì 1 2024-2025 theo từng môn học mới nhất mà chúng tôi đã sưu tầm được nhằm giúp các giáo viên dễ dàng hơn trong việc nhận xét, đánh giá học sinh của mình:
1. Mẫu nhận xét học sinh tiểu học cuối kì 1 môn Tiếng Việt
Mẫu nhận xét học sinh tiểu học cuối kì 1 môn Tiếng Việt Mức hoàn thành tốt: - Em biết đã đọc lưu loát và hiểu nghĩa bài đọc, viết đúng chính tả với tốc độ phù hợp. - Em đọc lưu loát, rõ ràng và diễn cảm; viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp. - Em biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được đặt tên chủ đề. - Em có kỹ năng thực hành tốt trên bộ đồ dùng học Tiếng Việt. - Em đọc được âm, vần, tiếng; viết được chữ ghi âm, vần,tiếng, từ đã học. - Em tích cực tham gia các hoạt động thảo luận nhóm và mạnh dạn chia sẻ ý kiến. Mức Hoàn thành - Em nói được 1 – 2 câu có sử dụng từ ngữ liên quan đến chủ đề. - Em đọc đúng và hiểu nội dung văn bản, viết bài đảm bảo yêu cầu cơ bản, dù đôi khi còn mắc một số lỗi nhỏ về chính tả hoặc ngữ pháp. - Em biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh. - Bước đầu em biết đọc thầm. - Em trả lời được một số câu hỏi đơn giản về nội dung bài đọc. - Em biết trả lời đúng nội dung một số câu hỏi đơn giản về nội dung bài đọc. - Em có thể trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung bài đọc theo gợi ý, hỗ trợ. - Em nói rõ ràng thành câu. - Em có thể nói câu có vần, tiếng, từ liên quan đến chủ đề. Mức chưa hoàn thành: - Chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu học tập môn Tiếng Việt. - Em còn gặp khó khăn trong việc đọc trôi chảy và hiểu nội dung văn bản. - Bài viết của em đôi khi chưa đảm bảo đúng chính tả và diễn đạt chưa rõ ràng. - Em cần cố gắng hơn trong việc lắng nghe và thực hiện các nhiệm vụ học tập để cải thiện kết quả. - Em cần chú ý hơn trong giờ học để hiểu bài tốt hơn. |
2. Mẫu nhận xét học sinh tiểu học cuối kì 1 môn Toán
Mẫu nhận xét học sinh tiểu học cuối kì 1 môn Toán Mức hoàn thành tốt: - Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 - Em nắm vững kiến thức, thực hiện chính xác và nhanh nhẹn các phép tính. - Em tích cực tham gia xây dựng bài, trình bày rõ ràng, khoa học trong quá trình học tập. - Biết đếm thêm, đếm bớt. - Biết thực hiện tính toán trong bài có 2 dấu phép tính cộng, trừ. - Đếm đúng số lượng các phần tử của tập hợp từ 1 đến 10 - Em biết áp dụng kiến thức đã học vào giải bài tập và các tình huống thực tế - Thực hiện được các thao tác tách - gộp số Mức hoàn thành: - Đọc, viết được các số trong phạm vi 10 - Biết được vị trí các số và điền số còn thiếu vào trong dãy số - Thực hiện tốt các yêu cầu học tập môn Toán. - Biết nhìn hình viết phép tính thích hợp. - Xác định được số lớn nhất, số bé nhất, xếp thứ tự các số trong phạm vi 10 - Em hiểu và vận dụng kiến thức cơ bản, thực hiện đúng các phép tính, dù đôi lúc còn chưa thật nhanh nhẹn. - Em đã có khả năng giải quyết bài tập cơ bản, nhưng cần rèn luyện thêm để trình bày bài toán một cách rõ ràng và đầy đủ hơn. Mức chưa hoàn thành: - Em chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu học tập môn Toán. - Em còn gặp khó khăn trong việc thực hiện các phép tính và giải bài toán. - Việc vận dụng kiến thức vào bài tập còn hạn chế, đôi khi em chưa hiểu rõ yêu cầu đề bài. - Em cần cố gắng hơn trong việc học và ôn tập để nâng cao khả năng tính toán và tư duy |
3. Mẫu nhận xét học sinh tiểu học cuối kì 1 môn Đạo đức
Mẫu nhận xét học sinh tiểu học cuối kì 1 môn Đạo đức Mức hoàn thành tốt - Em đã nắm vững kiến thức môn Đạo đức và áp dụng rất tốt vào thực tế. - Em luôn thực hiện tốt các quy tắc, thể hiện tinh thần trách nhiệm và có ý thức giúp đỡ bạn bè. Cô rất hài lòng với sự cố gắng của em. - Em biết quan tâm giúp đỡ bạn bè tự giác trong học tập và sinh hoạt ở trường. - Trong các hoạt động học tập và sinh hoạt, em luôn biết lắng nghe, chia sẻ và ứng xử phù hợp. Cô khen ngợi tinh thần tích cực của em! - Em thể hiện rất tốt các phẩm chất đạo đức, luôn trung thực, lễ phép với thầy cô và hòa nhã với bạn bè. Cô tin rằng em sẽ tiếp tục duy trì và phát huy tốt các đức tính này. Mức hoàn thành - Em đã hiểu và thực hiện được các nội dung cơ bản của môn Đạo đức. Tuy nhiên, em cần chú ý hơn trong việc áp dụng các bài học vào thực tế, đặc biệt là tinh thần trách nhiệm trong các hoạt động nhóm. - Em có ý thức thực hiện tốt các quy định và nội dung đã học. Dù vậy, em cần chủ động hơn trong việc tham gia các hoạt động chung và rèn luyện thêm tính kiên nhẫn. - Em đã cố gắng nắm bắt bài học và thực hiện tương đối tốt các quy tắc đạo đức. Cô khuyến khích em mạnh dạn hơn trong việc thể hiện ý kiến và giúp đỡ bạn bè. Mức chưa hoàn thành - Em còn gặp khó khăn trong việc hiểu và áp dụng các nội dung môn Đạo đức. Cô mong em cố gắng hơn trong việc thực hiện các quy định và rèn luyện tính tự giác. - Em cần chú ý hơn trong việc lắng nghe bài giảng và áp dụng các bài học đạo đức vào thực tế. Cô hi vọng em sẽ cố gắng hơn trong kỳ học tới. - Em chưa thực sự thực hiện tốt các nội dung học tập môn Đạo đức, đặc biệt là tinh thần trách nhiệm và ý thức hợp tác. Cô tin rằng với sự cố gắng, em sẽ cải thiện trong thời gian tới. |
4. Mẫu nhận xét học sinh tiểu học cuối kì 1 môn môn Tự nhiên xã hội
Mẫu nhận xét học sinh tiểu học cuối kì 1 môn môn Tự nhiên xã hội Mức hoàn thành tốt - Em đã nắm vững các kiến thức về tự nhiên và xã hội, đồng thời biết vận dụng linh hoạt vào cuộc sống. - Em có thái độ học tập tích cực, luôn chủ động tìm hiểu và khám phá các nội dung mới. Cô rất tự hào về em! - Em có sự hiểu biết tốt về các chủ đề học tập, luôn tích cực tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến xây dựng bài. Khả năng quan sát và giải thích các hiện tượng tự nhiên của em rất đáng khen ngợi. - Em thể hiện khả năng học tập xuất sắc trong môn Tự nhiên và Xã hội. - Em không chỉ hiểu bài mà còn biết liên hệ thực tế, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sáng tạo. Mức hoàn thành - Em đã hoàn thành các nội dung cơ bản của môn học và có ý thức tham gia các hoạt động học tập. Tuy nhiên, em cần rèn luyện thêm kỹ năng quan sát và trả lời câu hỏi một cách đầy đủ hơn. - Em đã hiểu và thực hiện được các nội dung chính trong bài học. Dù vậy, em cần chú ý hơn trong việc ghi nhớ và áp dụng kiến thức vào thực tế. - Em có tinh thần học tập tốt, tuy nhiên cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu sâu về các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Cô mong em tiếp tục cố gắng ở các kỳ học tới. Mức chưa hoàn thành - Em chưa nắm vững các nội dung cơ bản của môn học, đặc biệt là kỹ năng quan sát và trả lời câu hỏi. Cô mong em cố gắng hơn trong việc tập trung học tập và tham gia các hoạt động lớp. - Em còn gặp khó khăn trong việc hiểu và ghi nhớ các kiến thức về tự nhiên và xã hội. Cô hi vọng em sẽ nỗ lực hơn nữa để cải thiện trong kỳ học tới. - Em chưa thể hiện tốt trong các hoạt động học tập và còn thiếu sự tập trung. Cô tin rằng với sự cố gắng và sự hỗ trợ từ gia đình, em sẽ tiến bộ hơn trong thời gian tới. |
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Tổng hợp các mẫu nhận xét học sinh tiểu học cuối kì 1 2024-2025 theo từng môn học? (Hình ảnh từ Internet)
Đánh giá học sinh tiểu học qua những phương pháp như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có quy định 04 phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
- Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
- Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
- Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.
Mục đích của việc đánh giá học sinh tiểu học là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định mục đích của việc đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể như sau:
- Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
- Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
- Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.
- Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
- Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.
- Công thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?
- Xử lý thí sinh vi phạm Quy chế thi như thế nào trong kỳ thi tốt nghiệp 2025?
- Kế hoạch tuyển sinh lớp đầu cấp trong trường THPT chuyên được quy định như thế nào?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường Cao Đẳng Sư Phạm được thành lập nhằm mục đích gì?
- Thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp bị thu hồi trong các trường hợp nào?
- Những vật dụng bị cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025?
- 5 mẫu mở bài Tây Tiến hay nhất của học sinh giỏi? Học sinh lớp 12 cố ý xuyên tạc nội dung giáo dục có phải hành vi cấm?
- Dàn ý phân tích bài thơ Quê hương của tác giả Đỗ Trung Quân chi tiết nhất? Đánh giá học sinh khuyết tật lớp 8 thế nào?
- Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh nào? Đảo Phú Quốc có hình dạng gì?
- Lưu ý về yêu cầu bảo mật của đề thi tốt nghiệp THPT theo quy chế mới 2025?