Điều kiện hoạt động cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số?
- Điều kiện hoạt động của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số?
- Đối tượng tuyển sinh vào học chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số bao gồm những gì?
- Quyền của học viên tuyển sinh vào học chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số là gì?
- Học viên đào tạo tiếng dân tộc thiểu số được đánh giá hoàn thành chương trình khi nào?
Điều kiện hoạt động của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số?
Căn cứ Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số được hoạt động khi đáp ứng điều kiện như sau:
*Đối với cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên:
- Đội ngũ giảng viên có trình độ đại học trở lên thuộc nhóm ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam đồng thời có hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với chương trình dự kiến tổ chức đào tạo, bồi dưỡng;
- Chương trình chi tiết và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng theo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Cơ sở vật chất, thư viện, phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành và các thiết bị khác đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số;
- Có đề án tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
* Đối với trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên:
- Đội ngũ giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên; có chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số hoặc có hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với chương trình dự kiến bồi dưỡng;
- Chương trình chi tiết và tài liệu bồi dưỡng được xây dựng theo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được cơ quan có thẩm quyền ban hành;
- Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng học đáp ứng yêu cầu chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số;
- Có đề án tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
Điều kiện hoạt động cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số? (Hình từ Internet)
Đối tượng tuyển sinh vào học chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT đối tượng tuyển sinh vào học chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số bao gồm :
- Công dân Việt Nam có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên hoặc bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; nói được tiếng dân tộc thiểu số của chương trình đào tạo.
- Ưu tiên tuyển sinh đối với người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm thường trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quyền của học viên tuyển sinh vào học chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT quyền của học viên tuyển sinh vào học chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số là:
- Được chọn hình thức học, địa điểm học, thời gian học phù hợp với khả năng, điều kiện của bản thân và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số;
- Được cung cấp đầy đủ thông tin về khóa đào tạo, bồi dưỡng;
- Được hưởng các chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng (nếu có) theo quy định hiện hành.
Học viên đào tạo tiếng dân tộc thiểu số được đánh giá hoàn thành chương trình khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Đánh giá, xếp loại và bảo lưu kết quả học tập
1. Học viên có điểm thi cuối khóa từ 5,0 trở lên thì được đánh giá hoàn thành chương trình.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Đối tượng tuyển sinh, hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá
....
4. Thi cuối khóa:
a) Học viên dự thi cuối khoá cần đảm bảo các điều kiện sau: Đạt điểm trung bình chung các bài kiểm tra (điểm kiểm tra thường xuyên có hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ có hệ số 2) từ 5,0 trở lên tính theo thang điểm 10, không có bài kiểm tra nào dưới 2,0 điểm; không nghỉ học quá 20% số tiết so với tổng số tiết của chương trình;
b) Bài thi cuối khóa có lượng kiến thức, kỹ năng theo quy định tại các Chương trình khung tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Thời gian thi cuối khóa đối với chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số là 120 phút, đối với chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số là 90 phút cho 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết;
c) Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số chịu trách nhiệm tổ chức thi cuối khóa cho học viên. Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi cuối khóa cho học viên học chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số tại trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc phạm vi quản lý.
Theo quy định trên, học viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số được đánh giá hoàn thành chương trình khi có điểm thi cuối khóa từ 5,0 trở lên.
Đồng thời khi thi cuối khóa, học viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Đạt điểm trung bình chung các bài kiểm tra từ 5,0 trở lên tính theo thang điểm 10
- Không có bài kiểm tra nào dưới 2,0 điểm
- không nghỉ học quá 20% số tiết so với tổng số tiết của chương trình.
- Thuyết minh về một lễ hội truyền thống ở quê hương em? Học sinh lớp 7 có được phép sử dụng máy tính laptop trong khi học không?
- Bảng lương giáo viên tiểu học 2025 theo Nghị quyết 159 như thế nào?
- Top 3+ tả cây bóng mát lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 là gì?
- Top 8 mẫu Phân tích một yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới 150 từ? Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 10 có gì?
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?