Quy trình đề xuất và phê duyệt các môn học trên ứng dụng MOOCs được thực hiện như thế nào?
Quy trình đề xuất và phê duyệt danh sách các môn học trên ứng dụng MOOCS được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Mục 2 Hướng dẫn về xây dựng học liệu số và khoá học trực tuyến trên ứng dụng nền tảng cung cấp các khóa học trực tuyến đại chúng mở (MOOCs) ban hành kèm theo Quyết định 3784/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy trình đề xuất và phê duyệt danh sách các môn học trên ứng dụng MOOCS được thực hiện như sau:
Bước 1: Xây dựng danh sách các môn học/học phần
(1) CSĐT chủ trì tổ chức khảo sát các CTĐT các nhóm ngành/ngành của các CSĐT khác có liên quan để lựa chọn các môn học/học phần xuất hiện nhiều nhất trong các CTĐT được giảng dạy, ưu tiên lựa chọn các môn học/học phần trong khối kiến thức giáo dục đại cương, cơ sở cốt lõi ngành của các CTĐT mang đặc trưng của nhóm ngành/ngành.
(2) CSĐT chủ trì tổ chức khảo sát các môn học/học phần có nội dung, kiến thức mới theo xu thế của thế giới dự báo có nhiều sinh viên quan tâm, các môn học/học phần mới mang tính thời sự, có khả năng mở rộng và giảng dạy tại các CSĐT khác trong tương lai. Ưu tiên lựa chọn những môn học/học phần đã có giáo trình.
(3) Trên cơ sở lựa chọn trên đây, lập danh sách các môn học/học phần để đề xuất xây dựng học liệu số cho khoá học trực tuyến.
Bước 2: Khảo sát ý kiến của các CSĐT khác
CSĐT chủ trì đề xuất danh sách các môn học/học phần khảo sát ý kiến các CSĐT khác có uy tín trong lĩnh vực, nhóm ngành, ngành đào tạo về khả năng áp dụng các khoá học trực tuyến.
Bước 3: Họp thống nhất danh sách các môn học/học phần
CSĐT chủ trì tổ chức họp, thống nhất các ý kiến của các giảng viên, đơn vị chuyên môn về danh sách các môn học/học phần được đề xuất xây dựng học liệu số cho khoá học trực tuyến.
Bước 4: Thẩm định danh sách môn học/học phần được đề xuất
(1) CSĐT chủ trì xây dựng học liệu số cho các môn học/học phần thành lập Hội đồng thẩm định gồm các thành viên là đại diện chuyên môn của các CSĐT.
(2) Tổ chức họp Hội đồng thẩm định.
Bước 5: Phê duyệt danh sách các môn học/học phần
(1) Căn cứ vào kết quả của Hội đồng thẩm định, Hiệu trưởng/Giám đốc cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) chủ trì phê duyệt danh sách các môn học/học phần.
(2) Trong quá trình xây dựng, trường hợp cần thay đổi, bổ sung môn học/học phần, Hiệu trưởng CSĐT chủ trì xem xét, quyết định trên cơ sở ý kiến của Hội đồng thẩm định.
Quy trình đề xuất và phê duyệt các môn học trên ứng dụng MOOCs được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung hướng dẫn về xây dựng học liệu số và khoá học trực tuyến trên ứng dụng MOOCs gồm mấy phần?
Căn cứ Mục 3 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3784/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định nội dung hướng dẫn về xây dựng học liệu số và khoá học trực tuyến trên ứng dụng MOOCs của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm 5 phần:
- Phần I: Quy trình lựa chọn môn học/học phần để xây dựng học liệu số cho khoá học trực tuyến;
- Phần II: Quy trình xây dựng đề cương chi tiết môn học/học phần cho khoá học trực tuyến;
- Phần III: Quy trình xây dựng học liệu số cho khoá học trực tuyến;
- Phần IV: Quy trình triển khai đào tạo thử nghiệm khoá học trực tuyến trên hệ thống MOOC;
- Phần V: Yêu cầu đối với khoá học trực tuyến.
Yêu cầu về bài tập khoá học trực tuyến trên ứng dụng MOOCs như thế nào?
Yêu cầu về bài tập khoá học trực tuyến trên ứng dụng MOOCs được quy định tại Mục 7 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3784/QĐ-BGDĐT năm 2022 như sau:
- Bài tập dành cho các bài học, các chương được thiết kế phù hợp nhằm giúp người học hiểu, nắm bắt và vận dụng được kiến thức từ đó hình thành kỹ năng cho người học và đáp ứng chuẩn đầu ra của môn học.
- Tuỳ thuộc vào yêu cầu của bài học, của chương có thể thiết kế số lượng bài tập phù hợp. Nội dung bài tập đáp ứng các cấp độ năng lực khác nhau của người học từ thấp đến cao và giúp người học tiến bộ trong quá trình học tập.
- Phải có phần gợi ý làm bài tập hoặc bài giải mẫu, hướng dẫn giải bài tập (nếu cần).


- Trước chiến tranh thế giới thứ nhất ở Việt Nam có những giai cấp nào? Hình thức đánh giá định kì học sinh lớp 12 thế nào?
- Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 tô nhầm đáp án thì phải làm gì?
- Nội dung tổ chức tuyên truyền về phòng ngừa tội phạm cho học sinh sinh viên?
- Thi tốt nghiệp THPT 2025 môn trắc nghiệm thí sinh có được nộp bài trước khi hết giờ làm bài hay không?
- Trẻ ở trường mầm non công lập vùng khó khăn phải thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo mới được hỗ trợ ăn trưa?
- Https hsa edu vn thi HSA 2025?
- Giáo viên dạy tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp một phải am hiểu văn hóa địa phương?
- 8+ viết đoạn văn về tấm gương người tốt việc tốt ngắn gọn? Học sinh trung học cơ sở có nhiệm vụ gì trong trường học?
- Top 10 đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một nhân vật trong văn học ngắn gọn, cảm xúc?
- 4+ Viết đoạn văn phân tích tác dụng của cách kết thúc truyện Lão Hạc ngắn gọn, hay nhất?