Nước ta rơi vào ách thống trị của các triều đại phong kiến phương bắc từ năm nào? Động từ mô tả mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt môn Lịch sử lớp 10?
Nước ta rơi vào ách thống trị của các triều đại phong kiến phương bắc từ năm nào?
Nước ta rơi vào ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc từ năm 179 TCN, khi nhà Triệu xâm chiếm và sáp nhập nước Âu Lạc vào lãnh thổ của Nam Việt. Đây được coi là mốc khởi đầu cho hơn 1.000 năm Bắc thuộc. Cho đến khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán tại trận Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc và khôi phục nền độc lập dân tộc.
Diễn biến cuộc xâm lược của Triệu Đà và Nước ta rơi vào ách thống trị của các triều đại phong kiến phương bắc Sau khi nhà Tần sụp đổ (206 TCN), Triệu Đà, một tướng cũ của nhà Tần, chiếm cứ vùng đất phía nam Trung Quốc, thành lập nước Nam Việt (208 TCN), lấy kinh đô là Phiên Ngung (nay thuộc Quảng Đông, Trung Quốc). Sau khi lập nước Nam Việt, Triệu Đà ban đầu thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình với Âu Lạc, nhằm ổn định biên giới và tập trung củng cố nội bộ. Khi thấy đã đủ mạnh, Triệu Đà khởi binh tấn công Âu Lạc. Ban đầu, nhờ thành Cổ Loa kiên cố và chiến thuật phòng thủ hiệu quả, An Dương Vương đã đánh bại các cuộc tấn công của Triệu Đà. Nhận thấy khó thắng bằng sức mạnh quân sự, Triệu Đà chuyển sang dùng mưu kế. Ông cử con trai là Trọng Thủy sang cầu hôn Mỵ Châu – con gái An Dương Vương, để tạo quan hệ hòa hảo và đồng thời tìm cách phá vỡ phòng thủ của Âu Lạc từ bên trong. Trọng Thủy lấy lòng tin của An Dương Vương và lợi dụng tình cảm với Mỵ Châu để đánh cắp bí mật quân sự, đặc biệt là cách sử dụng nỏ thần – vũ khí chiến lược của Âu Lạc. Sau khi phá hủy sức mạnh phòng thủ của Âu Lạc, Triệu Đà tổ chức một cuộc tấn công lớn. Thành Cổ Loa thất thủ do không còn nỏ thần bảo vệ. An Dương Vương thua trận, chạy đến biển và tự sát, kết thúc sự tồn tại của nước Âu Lạc, nước ta rơi vào ách thống trị của các triều đại phong kiến phương bắc suốt hơn 1.000 năm. |
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
Nước ta rơi vào ách thống trị của các triều đại phong kiến phương bắc từ năm nào? Động từ mô tả mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt môn Lịch sử lớp 10? (Hình từ Internet)
Động từ mô tả mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt môn Lịch sử lớp 10?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định động từ mô tả mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt môn Lịch sử lớp 10 như sau:
Mức độ | Động từ mô tả mức độ |
Biết | - Biết cách tìm kiếm thông tin bằng công cụ tìm kiếm, sử dụng từ khoá tra cứu trên Internet, thư viện điện tử, thư viện truyền thống,... - Nhận diện tư liệu lịch sử: phân biệt được các loại hình tư liệu lịch sử (chữ viết, hiện vật lịch sử,...). - Biết cách khai thác tư liệu lịch sử: bước đầu hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được một số tư liệu lịch sử trong quá trình học tập. - Kể được tên các sự kiện, nhân vật lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể. - Nêu được, chỉ ra được diễn biến chính của các sự kiện, nhân vật lịch sử ở mức đơn giản, trong tình huống không thay đổi. - Liệt kê được, ghi lại hoặc kể lại được các mốc chính của một giai đoạn, quá trình lịch sử, nhân vật lịch sử,... - Phát biểu hoặc nêu được định nghĩa về các thuật ngữ, khái niệm lịch sử cơ bản. - Xác định được vị trí của sự kiện, nhân vật, giai đoạn trong tiến trình lịch sử. - Đặt đúng vị trí của sự kiện, nhân vật, giai đoạn lịch sử (trên đường thời gian, bản đồ, biểu đồ lịch sử,...). - Kết nối được các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử có quan hệ logic hoặc có liên quan với nhau. |
Hiểu | - Tái hiện và trình bày được (nói hoặc viết) diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử (từ đơn giản đến phức tạp). - Mô tả được bằng ngôn ngữ của mình những nét cơ bản về sự kiện, nhân vật, giai đoạn lịch sử, một số nền văn minh trên thế giới và Việt Nam (đời sống vật chất, tinh thần, các thành tựu tiêu biểu,...). - Sử dụng được bản đồ, lược đồ, biểu đồ để giới thiệu về các sự kiện, hành trình lịch sử, những biến đổi quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam. - Lập được đường thời gian (timeline) hoặc xây dựng được sơ đồ tiến trình lịch sử, diễn biến chính của các sự kiện (các cuộc chiến tranh, khởi nghĩa, trận đánh lớn, các cuộc cách mạng, cải cách,...). - Giải thích được nguồn gốc, nguyên nhân, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại. - Phân tích được tác động, mối quan hệ qua lại giữa các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử. - Lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử (giữa các sự kiện, quá trình lịch sử; giữa điều kiện tự nhiên với sự phát triển xã hội, giữa con người với con người,...). - Phân tích được nguyên nhân thành công hay thất bại (của các sự kiện, biến cố lịch sử, phong trào cách mạng, chiến tranh, cải cách,...). - So sánh được sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử. - Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử. - Phân tích được sự tiếp nối và sự thay đổi của các sự kiện, nhân vật, vấn đề trong tiến trình lịch sử. - Biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử. |
Vận dụng | - Xác định được vấn đề cần giải quyết về các sự kiện, nhân vật, giai đoạn trong tiến trình lịch sử. - Tự tìm hiểu, đặt câu hỏi để khám phá những khía cạnh, bối cảnh, phương diện khác nhau của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử. - Xác định được vị trí, vai trò của sự kiện, nhân vật, vấn đề trong tiến trình lịch sử. - Đưa ra được đề xuất về phương hướng giải quyết, lí giải vấn đề lịch sử. - Hoàn thành được các bài tập vận dụng kiến thức trong các tình huống không thay đổi nhằm rèn luyện kĩ năng cơ bản, củng cố kiến thức lịch sử. - Biết tìm tòi, khám phá thông qua sử liệu, tài liệu hoặc tham quan, dã ngoại để trả lời các câu hỏi khác nhau về một sự kiện, vấn đề, nhân vật lịch sử. - Rút ra được bài học lịch sử, vận dụng được các kiến thức, bài học lịch sử để giải quyết vấn đề trong một tình huống mới. Có khả năng kết nối những vấn đề lịch sử trong quá khứ với cuộc sống hiện tại. - Hoàn thành được các bài tập đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức lịch sử vào những tình huống thay đổi, giải quyết vấn đề với sự sáng tạo của người học. - Lập được kế hoạch học tập cho một buổi học trên thực địa, tham quan bảo tàng, di tích dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Xây dựng, thuyết trình được báo cáo ngắn trên cơ sở thu thập và phân tích, tổng hợp thông tin từ các nguồn sử liệu khác nhau (thông qua kết quả làm việc cá nhân hoặc của nhóm). - Liên hệ thực tế địa phương, vận dụng được kiến thức đã học về lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam vào trường hợp cụ thể, hoàn cảnh cụ thể của địa phương. - Thiết kế được một kế hoạch hành động hoặc một áp phích vận động mọi người cùng chung tay bảo tồn các di sản lịch sử - văn hoá ở địa phương. - Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời. |
Trục phát triển chính của Chương trình môn Lịch sử lớp 10?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT trục phát triển chính của Chương trình môn Lịch sử là hệ thống các chủ đề và chuyên đề học tập về những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam, nhằm nâng cao và mở rộng kiến thức thông sử mà học sinh đã được học ở cấp trung học cơ sở. Cụ thể:
- Các chủ đề và chuyên đề lịch sử của chương trình mang tính hệ thống, cơ bản, xuất phát từ yêu cầu phát triển năng lực và giáo dục lịch sử đối với từng lớp học;
- Các hợp phần kiến thức của chương trình bảo đảm tính logic (trong mối liên hệ lịch đại và đồng đại, sự tương tác giữa lịch sử Việt Nam với lịch sử khu vực và lịch sử thế giới...);
- Chương trình bảo đảm cho học sinh tiếp cận những tri thức lịch sử cơ bản trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, tư tưởng; phát triển cho học sinh năng lực tự học lịch sử suốt đời và khả năng ứng dụng vào cuộc sống những hiểu biết về lịch sử, văn hoá, xã hội của thế giới, khu vực và Việt Nam.
- Ở vùng biển miền Nam, cá tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian nào trong năm? Yêu cầu về phương pháp giáo dục môn Địa lí là gì?
- Https timhieulichsu thaibinh gov vn dang ky Link tham gia Cuộc thi Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình 2025?
- Top 4 mẫu bài nghị luận xã hội 400 chữ về ước mơ hoài bão của tuổi trẻ? Kiểu văn bản và thể loại ở môn Ngữ văn lớp 12?
- Chế độ thủy triều ở Vịnh Bắc Bộ thuộc loại điển hình nào? Định hướng của phương pháp giáo dục môn Địa lí ra sao?
- Tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nào có 2 huyện đảo? Yêu cầu cần đạt về năng lực tìm hiểu địa lí của học sinh lớp 10 như thế nào?
- Toàn bộ đáp án Tuần 1 Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình 2025? Sứ mệnh chung của môn Lịch sử trong chương trình học là gì?
- Trọn bộ đáp án Cuộc thi tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh kỳ 1?
- Bãi biển nào được công nhận dài nhất Việt Nam? Các đặc điểm ở môn Địa lí bao gồm những gì?
- trangnguyen edu vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 8 như thế nào? Yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học ra sao?
- Trọng tâm của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) là gì? Học sinh khi học môn Lịch sử cần đảm bảo nhiệm vụ gì?