Một số bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay?
Một số bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay?
Dựa theo Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì một số bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay gồm:
Hiến pháp năm 1946: Đây là bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mang đậm dấu ấn của một quốc gia mới giành được độc lập. Hiến pháp này đã khẳng định quyền độc lập, chủ quyền của dân tộc, quyền con người và quyền dân chủ cơ bản.
Hiến pháp năm 1959: Bản Hiến pháp này được ban hành trong bối cảnh đất nước đang chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ. Hiến pháp năm 1959 đã bổ sung và hoàn thiện một số nội dung so với Hiến pháp năm 1946, đặc biệt nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hiến pháp năm 1980: Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Hiến pháp năm 1980 được ban hành với mục tiêu xây dựng một xã hội chủ nghĩa hiện đại. Hiến pháp này đã có những điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới của đất nước.
Hiến pháp năm 1992: Bản Hiến pháp này đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình đổi mới của đất nước. Hiến pháp năm 1992 đã có những điều chỉnh quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Hiến pháp năm 2013 (Đang có hiệu lực) : Hiến pháp hiện hành của nước ta, được ban hành vào năm 2013, là sự kế thừa và phát triển của các bản Hiến pháp trước đó. Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện sự đổi mới sâu rộng của đất nước, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
Một số bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay? (Hình từ Internet)
Một số bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay các em học sinh sẽ được học ở chương trình môn gì lớp mấy?
Căn cứ theo Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định nội dung một số bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay như sau:
Nội dung chính trong chương trình môn Lịch sử lớp 10 phần chuyên đề gồm:
Một số bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay
Một số điểm chung của các bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay
- Bối cảnh ra đời của các bản Hiến pháp Việt Nam: các năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013
- Một số điểm chung của các bản Hiến pháp Việt Nam
Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam: Hiến pháp năm 1946
- Một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1946
- Ý nghĩa lịch sử
Hiến pháp của thời kì đổi mới: Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013
- Hiến pháp năm 1992: Hiến pháp đầu tiên của thời kì đổi mới
- Hiến pháp năm 2013: Hiến pháp thứ hai của thời kì đổi mới
Trong đó học sinh sẽ cần phải đạt được các nội dung như sau:
- Nêu được điểm chung về bối cảnh ra đời của các bản Hiến pháp ở Việt Nam từ năm 1946 đến nay (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013): những thay đổi quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, gắn với một giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc.
- Phân tích được một số điểm chính của các bản Hiến pháp Việt Nam: cơ sở pháp lí để xây dựng hệ thống pháp luật, tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước,...
- Nêu được một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1946: ghi nhận thành quả của Cách mạng tháng Tám 1945, quyền bình đẳng và nghĩa vụ công dân, cơ cấu hệ thống chính trị,...
- Phân tích được ý nghĩa của Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
- Nêu được một số nét chính của Hiến pháp năm 1992: ban hành trong những năm đầu của công cuộc Đổi mới, là cơ sở chính trị - pháp lí quan trọng để thực hiện công cuộc Đổi mới,...
- Phân tích được điểm mới của Hiến pháp năm 2013: sự tiến bộ về tư tưởng dân chủ, cơ cấu Nhà nước, kĩ thuật lập hiến,...
- Có ý thức trân trọng lịch sử lập hiến của dân tộc, có trách nhiệm và sẵn sàng vận động người khác cùng tuân thủ pháp luật.
Như vậy, đối chiếu quy định thì một số bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay các em học sinh sẽ được học ở chương trình môn Lịch sử ở lớp 10.
Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù đối với môn Lịch sử cấp THPT ra sao?
Căn cứ theo Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù đối với môn Lịch sử cấp THPT như sau:
* Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử trên nền tảng kiến thức cơ bản và nâng cao về lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam thông qua hệ thống chủ đề, chuyên đề về lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, văn minh. Năng lực lịch sử có các thành phần là: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Các biểu hiện cụ thể của năng lực lịch sử được trình bày trong bảng sau:
Thành phần năng lực | Biểu hiện |
TÌM HIỂU LỊCH SỬ | - Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập. - Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể. |
NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY LỊCH SỬ | - Giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử. - Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử. |
VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC | Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời. |
- Mẫu kết bài chung cho nghị luận văn học lớp 12? Mục tiêu chung của chương trình giáo dục môn Ngữ văn là gì?
- Phân tích bài thơ Ngày xuân của nhà thơ Anh Thơ lớp 9? 04 mức đánh giá kết quả rèn luyện cả năm học của học sinh lớp 9?
- Mẫu phân tích khổ thơ cuối bài Tràng Giang lớp 11? Khi nào học sinh trung học phổ thông được nhập học cao hơn độ tuổi quy định?
- Tả về một nghệ sĩ hài mà em yêu thích nhất? Môn Tiếng Việt lớp 5 có kiểm tra giữa kỳ không?
- Mẫu trình bày một tính cách đáng phê phán ba hoa khoác lác? Các môn học tự chọn dành cho học sinh lớp 8 là gì?
- Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 bài 6 nền văn minh cổ đại - trung đại dễ hiểu? Nội dung về tri thức lịch sử và cuộc sống đối với môn lịch sử lớp 10?
- Top 20 mẫu Caption Noel ý nghĩa? Quy định về ngày nghỉ của giáo viên hợp đồng trong ngày Noel ra sao?
- Suy nghĩ của em về vấn đề an toàn giao thông hiện nay? Môn Ngữ văn lớp 10 có phải là môn học bắt buộc không?
- Tổng hợp 50 lời chúc Tết Âm lịch 2025 ý nghĩa và độc đáo nhất? Thời gian làm việc của giáo viên trong năm học?
- Mẫu nghị luận xã hội 600 chữ bàn về thành công là những bậc thang? Yêu cầu cần đạt của văn nghị luận môn ngữ văn lớp 12 là gì?