Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 bài 6 nền văn minh cổ đại - trung đại dễ hiểu? Nội dung về tri thức lịch sử và cuộc sống đối với môn lịch sử lớp 10?
Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 bài 6: nền văn minh cổ đại - trung đại dễ hiểu?
Dưới đây là mẫu tóm tắt kiến thức lịch sử 10 nền văn minh cổ - trung đại dễ hiểu như sau:
I. Văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại
1. Cơ sở hình thành:
- Điều kiện tự nhiên: Nằm ở bán đảo Nam Âu, đất đai khô cằn nhưng có nhiều tài nguyên thiên nhiên (đồng, sắt,...).
- Dân cư, xã hội: Gồm hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ, thêm các tầng lớp như nông dân, thương nhân.
- Kinh tế: Phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp điền trang (ở La Mã).
- Chính trị:
+ Hy Lạp có các thành bang cộng hòa (TK VIII - IV TCN).
+ La Mã từ cộng hòa (TK I TCN) chuyển sang đế chế (năm 27 TCN).
+ Tiếp thu văn minh phương Đông: Học hỏi kỹ thuật, chữ viết và nghệ thuật kiến trúc.
2. Thành tựu cơ bản:
- Chữ viết:
+ Hy Lạp tạo bảng chữ cái 24 chữ.
+ La Mã phát triển chữ La-tinh – dùng phổ biến hiện nay.
+ Văn học: Chủ yếu dựa vào thần thoại, nổi bật ở thơ, văn xuôi, kịch.
+ Kiến trúc, điêu khắc: Công trình như đền Parthenon, tượng thần Vệ Nữ.
- Khoa học, kỹ thuật:
+ Thiên văn học: Nhận biết Trái Đất hình cầu.
+ Toán học, vật lý: Nhà khoa học nổi tiếng như Pythagoras, Archimedes.
+ Y học: Nghiên cứu giải phẫu, gây mê.
+ Sử học: Hê-rô-đốt (Hy Lạp), Pô-li-bi-út (La Mã).
+ Tư tưởng: Quê hương của triết học phương Tây, với sự đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm.
+ Thể thao: Tổ chức sự kiện như Thế vận hội, đặt nền móng cho thể thao hiện đại.
II. Văn minh Tây Âu thời kỳ Phục hưng
1. Bối cảnh lịch sử:
- Kinh tế: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành nhưng gặp cản trở.
- Văn hóa: Phục hồi giá trị Hy Lạp - La Mã, tạo nền văn hóa mới cho tầng lớp tư sản.
- Xã hội: Mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân và giai cấp phong kiến, giáo hội.
2. Thành tựu cơ bản:
- Văn học: Thành công ở các thể loại thơ, tiểu thuyết, kịch.
- Hội họa, kiến trúc, điêu khắc:
- Xuất hiện nhiều danh họa như Leonardo da Vinci, Michelangelo.
- Kiến trúc chú trọng tỉ lệ, đối xứng.
- Khoa học kỹ thuật: Phát minh ngành dệt, khai thác mỏ, chế tạo tàu, vũ khí.
- Tư tưởng:
+ Đề cao giá trị con người, tự do cá nhân, tinh thần dân tộc.
+ Phản đối giáo hội và chế độ phong kiến.
3. Vai trò:
- Phong trào Phục hưng mở đường cho văn minh Tây Âu phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ cận đại và hiện đại, góp phần thúc đẩy các giá trị tự do, sáng tạo.
Lưu ý: thông tin về tóm tắt kiến thức lịch sử 10 bài 6: nền văn minh cổ - trung đại dễ hiểu chỉ mang tính tham khảo!
Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 bài 6 nền văn minh cổ đại - trung đại dễ hiểu? Nội dung về tri thức lịch sử và cuộc sống đối với môn lịch sử lớp 10? (Hình từ Internet)
Nội dung về tri thức lịch sử và cuộc sống đối với môn lịch sử lớp 10?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể nội dung tri thức về lịch sử và cuộc sống đối với môn lịch sử lớp 10 như sau:
Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử
- Nhu cầu nhận thức về cội nguồn, về bản sắc văn hoá của con người trong mọi thời đại
- Đúc rút và vận dụng kinh nghiệm trong thực tế cuộc sống
- Dự báo về tương lai
Học tập và khám phá lịch sử suốt đời
- Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời
- Thu thập thông tin, sử liệu, làm giàu tri thức lịch sử
- Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống
Yêu cầu cần đạt của chương Lịch sử và Sử học đối với môn lịch sử lớp 10?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về yêu cầu cần đạt của chương Lịch sử và Sử học đối với môn lịch sử lớp 10 như sau:
- Trình bày được khái niệm lịch sử.
- Phân biệt được lịch sử hiện thực và lịch sử được con người nhận thức thông qua ví dụ cụ thể.
- Giải thích được khái niệm sử học.
- Trình bày được đối tượng nghiên cứu của sử học thông qua ví dụ cụ thể.
- Nêu được chức năng, nhiệm vụ của sử học thông qua ví dụ cụ thể.
- Nêu được ý nghĩa của một số nguyên tắc cơ bản của sử học: khách quan, trung thực, tiến bộ.
- Phân biệt được các nguồn sử liệu: chữ viết, hiện vật lịch sử,...
- Nêu được một số phương pháp cơ bản của sử học: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp trình bày lịch sử theo lịch đại và đồng đại, phương pháp tiếp cận liên ngành. Bước đầu vận dụng được một số phương pháp cơ bản của sử học thông qua các bài tập cụ thể (ở mức độ đơn giản).
- Nêu được vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống của cá nhân và xã hội hiện đại thông qua ví dụ cụ thể.
- Giải thích được sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời.
- Biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin, sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.
- Vận dụng kiến thức, bài học lịch sử để giải thích những vấn đề thời sự trong nước và thế giới, những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống (ở mức độ đơn giản).
- Quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hoá của dân tộc Việt Nam và thế giới.
- Mẫu kết bài chung cho nghị luận văn học lớp 12? Mục tiêu chung của chương trình giáo dục môn Ngữ văn là gì?
- Phân tích bài thơ Ngày xuân của nhà thơ Anh Thơ lớp 9? 04 mức đánh giá kết quả rèn luyện cả năm học của học sinh lớp 9?
- Mẫu phân tích khổ thơ cuối bài Tràng Giang lớp 11? Khi nào học sinh trung học phổ thông được nhập học cao hơn độ tuổi quy định?
- Tả về một nghệ sĩ hài mà em yêu thích nhất? Môn Tiếng Việt lớp 5 có kiểm tra giữa kỳ không?
- Mẫu trình bày một tính cách đáng phê phán ba hoa khoác lác? Các môn học tự chọn dành cho học sinh lớp 8 là gì?
- Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 bài 6 nền văn minh cổ đại - trung đại dễ hiểu? Nội dung về tri thức lịch sử và cuộc sống đối với môn lịch sử lớp 10?
- Top 20 mẫu Caption Noel ý nghĩa? Quy định về ngày nghỉ của giáo viên hợp đồng trong ngày Noel ra sao?
- Suy nghĩ của em về vấn đề an toàn giao thông hiện nay? Môn Ngữ văn lớp 10 có phải là môn học bắt buộc không?
- Tổng hợp 50 lời chúc Tết Âm lịch 2025 ý nghĩa và độc đáo nhất? Thời gian làm việc của giáo viên trong năm học?
- Mẫu nghị luận xã hội 600 chữ bàn về thành công là những bậc thang? Yêu cầu cần đạt của văn nghị luận môn ngữ văn lớp 12 là gì?