Nội dung chương trình bồi dưỡng thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường ra sao?
Nội dung chương trình bồi dưỡng thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường ra sao?
Theo quy định tại Mục 3 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT, nội dung chương trình bồi dưỡng mô đun thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường bao gồm như sau:
- Vấn đề an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay.
- Quy định và biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
- Một số biện pháp tăng cường đảm bảo trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay.
Bên cạnh đó, thời lượng mô đun chương trình là 40 tiết học.
Nội dung chương trình bồi dưỡng thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường ra sao? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt của mô đun thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường là gì?
Cũng theo quy định tại Mục 3 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT, yêu cầu cần đạt của mô đun thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường bao gồm như sau:
- Phân tích được thực trạng vấn đề an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay;
- Vận dụng được các quy định và các biện pháp (trong đó chú trọng vận dụng được các biện pháp quản lý lớp học hiệu quả, giáo dục kỷ luật tích cực, giáo dục phòng chống rủi ro, thương tích, xâm hại cho học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông;...) để xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường;
- Hỗ trợ đồng nghiệp xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Cơ sở giáo dục thực hiện giải pháp nào để phòng, chống bạo lực học đường?
Căn cứ Mục 2 Chỉ thị 993/CT-BGDĐT năm 2019 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường đối với các cơ sở giáo dục như sau:
- Thủ trưởng cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về an ninh, an toàn trong cơ sở giáo dục; giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, Đội, nhân viên, học sinh trong các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm thực hiện quy định về bảo đảm an toàn trường học, phòng, chống bạo lực học đường.
- Xây dựng trường học dân chủ, an toàn, lành mạnh, thân thiện. Xây dựng và triển khai Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phát triển các câu lạc bộ phù hợp với năng khiếu, sở thích, điều kiện và lứa tuổi học sinh.
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội để hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường; phân công rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường để việc thực hiện kế hoạch hiệu quả; lựa chọn, bồi dưỡng và cử giáo viên có kinh nghiệm, năng lực và trách nhiệm làm công tác chủ nhiệm để thường xuyên theo sát tình hình, quản lý, giáo dục học sinh;
Đồng thời quan tâm các em học sinh cá biệt, học sinh yếu thế để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ, bảo vệ phù hợp; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vụ bạo lực học đường bảo đảm công khai, nghiêm túc theo quy định của pháp luật.
- Thiết lập các kênh thông tin về bạo lực học đường của cơ sở giáo dục (hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám sát,...) để chủ động tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin về bạo lực học đường.
Bồi dưỡng nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ tư vấn tâm lý, để thường xuyên nắm bắt tâm lý học sinh, kịp thời phát hiện và xử lý những mâu thuẫn, xung đột trong trường học.
- Tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục về phòng, chống bạo lực học đường trong chương trình và hoạt động giáo dục của nhà trường.
Xây dựng các chuyên đề về giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại, bạo lực học đường lồng ghép trong các hoạt động giáo dục, hoạt động Đoàn, Đội.
Tổ chức tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực học đường, giáo dục kỷ luật tích cực cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; tích cực nêu gương người tốt việc tốt, đề cao sự gương mẫu của thầy, cô giáo để mỗi thành viên trong nhà trường đều trở thành nhà giáo dục thân thiện, thuyết phục.
- Tổ chức ký cam kết phối hợp hằng năm giữa gia đình học sinh với cơ sở giáo dục về việc quản lý, giáo dục học sinh.
Thường xuyên thông tin hai chiều giữa cơ sở giáo dục và cha mẹ học sinh về hoạt động của nhà trường, tình hình học tập, rèn luyện, các dấu hiệu bất thường và thống nhất biện pháp giáo dục học sinh; hỗ trợ, cung cấp cho cha mẹ học sinh kiến thức, kỹ năng trong việc đồng hành, giáo dục giúp con tiến bộ.
- Tham mưu các cấp quản lý giáo dục, chính quyền địa phương chỉ đạo các cơ quan, ban ngành liên quan phối hợp với nhà trường trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học, phòng, chống bạo lực học đường. Xây dựng quy chế phối hợp với công an, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, mạng lưới bảo vệ trẻ em của địa phương trong công tác giáo dục, chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
- Phối hợp với công an, các lực lượng chức năng để khẩn trương điều tra, xác minh các vụ bạo lực học đường, vi phạm pháp luật xảy ra ở cả trong và ngoài nhà trường; xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với học sinh có hành vi bạo lực học đường theo quy định.
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về trí tuệ nhân tạo? Học sinh lớp mấy bước đầu viết bài văn nghị luận xã hội?
- Mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu của giáo viên năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu bản cam kết?
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?