Nguyên tố Fe hóa trị mấy? 8 đặc điểm của môn hoá học lớp 10 là gì?

Theo quy định hiện nay thì nguyên tố Fe hóa trị mấy. Có những đặc điểm của môn hoá học lớp 10 như thế nào?

Nguyên tố Fe hóa trị mấy?

Nguyên tố Fe là một nguyên tố hóa học mà các bạn học sinh sẽ được học và cần phải nắm rõ, cụ thể:

Nguyên tố Fe hóa trị mấy?

Sắt (Fe) có hai hóa trị chính:

Hóa trị II: Khi sắt mất đi 2 electron ở lớp ngoài cùng.

Hóa trị III: Khi sắt mất đi 3 electron ở lớp ngoài cùng.

*Ví dụ:

Sắt (II) oxit: FeO (Fe có hóa trị II)

Sắt (III) oxit: Fe₂O₃ (Fe có hóa trị III)

Yếu tố quyết định hóa trị của sắt:

Hóa trị của sắt sẽ phụ thuộc vào phản ứng hóa học cụ thể và điều kiện của phản ứng đó.

*Khi nào Fe có hóa trị II:

Khi Fe tác dụng với các axit loãng như HCl, H₂SO₄ loãng.

Khi Fe tác dụng với phi kim hoạt động trung bình hoặc yếu như lưu huỳnh (S).

Khi Fe tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn.

Khi nào Fe có hóa trị III:

Khi Fe tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh như HNO₃ đặc nóng, H₂SO₄ đặc nóng.

Khi Fe tác dụng với các phi kim hoạt động mạnh như clo (Cl₂).

*Tổng kết:

Sắt là một nguyên tố kim loại có khả năng biểu hiện hai hóa trị khác nhau. Việc xác định hóa trị của sắt trong một hợp chất cụ thể phụ thuộc vào các yếu tố như loại chất phản ứng, điều kiện phản ứng và bản chất của liên kết hóa học.

Thông tin về Nguyên tố Fe chỉ mang tính chất tham khảo./.

Bảng tuần hoàn hoá học lớp 8 tham khảo như sau:

Bảng tuần hoàn hóa học lớp 8

Bảng tuần hoàn hoá học lớp 9 tham khảo như sau:

Bảng tuần hoàn hóa học lớp 9

Bảng tuần hoàn hoá học lớp 10 tham khảo như sau:


Bảng tuần hoàn hóa học lớp 10

Mẹo ghi nhớ bảng tuần hoàn hoá học lớp 8,9 và lớp 10 tham khảo như sau:

Mẹo ghi nhớ bảng tuần hoàn hoá học lớp 8,9 và lớp 10

- Chia bảng thành hàng, cột, nhóm hoặc khối để dễ học hơn. Mỗi ngày học một số nguyên tố, sau khi thuộc mới chuyển sang loạt nguyên tố tiếp theo.

- Xác định các thành phần giống nhau của các nguyên tố sau khi biết tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử và ký hiệu hóa học.

- Tự in hoặc tạo ra một bản sao của bảng tuần hoàn.

- Thường xuyên ôn luyện, xem lại từng phần bảng tuần hoàn khi rảnh rỗi để kiến thức ghi nhớ lâu hơn.

*Học theo cách phân chia nhóm:

- Nhóm IA: Hi rô - Li - Na - Không - Rời bỏ - Cộng sản - Pháp. (H;Li;Na;K;Rb;Cs;Fr)

- Nhóm IIA: Banh - Miệng - Cá - Sấu - Bẻ - Răng. (Be;Mg;Ca;Sr;Ba;Ra)

- Nhóm IIIA: Ba - Anh lấy - Gà – Trong(In) - Tủ lạnh. (B;Al;Ga;In;Tl)

- Nhóm IV: Chú - Sỉ - Gọi em - Sang nhậu - Phỏ bò. (C;Si;Ge;Sn;Pb)

- Nhóm V: Ni cô - Phàm tục - Ắc - Sầu - Bi. (N;P;As;Sb;Bi)

- Nhóm VI: Ông - Say - Sỉn - Té - Pò. (O;S;Se;Te;Po)

*Học theo bài ca hóa trị hài hước

Kali (K), Iot (I), Hidrô (H)

Natri (Na) với Bạc (Ag), Clo (Cl) một loài

Là hoá trị I hỡi ai

Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân

Magiê (Mg), Kẽm (Zn) với Thuỷ Ngân

(Hg)

Oxi (O), Đồng (Cu), Thiếc(Sn) thêm phần

Bari (Ba) Cuối cùng thêm

chú Canxi (Ca)

Hoá trị II nhớ có gì khó khăn

Bác Nhôm (Al) hoá trị III lần

In sâu trí nhớ khi cần có ngay

Cacbon (C), Silic (Si) này đây

Có hoá trị IV không ngày nào quên

Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền

II, III lên xuống nhớ liền ngay thôi

Nitơ (N) rắc rối nhất đời

I, II, III, IV khi thời lên V

Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm

Xuống II lên VI khi nằm thứ IV

Phot pho (P) nói đến không dư

Có ai hỏi đến thì ừ rằng V

Em ơi, cố gắng học chăm

Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng.

*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo./.

8 đặc điểm của môn hoá học lớp 10 là gì?

Căn cứ theo Mục 1 Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học, ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:

- Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất và hợp chất.

- Hoá học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lí, sinh học, y dược và địa chất học. Những tiến bộ trong lĩnh vực hoá học gắn liền với sự phát triển của những phát hiện mới trong các lĩnh vực của các ngành sinh học, y học và vật lí.

- Hoá học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu của hoá học được ứng dụng vào các ngành vật liệu, năng lượng, y dược, công nghệ sinh học, nông - lâm - ngư nghiệp và nhiều lĩnh vực khác.

- Trong chương trình giáo dục phổ thông, Hoá học là môn học thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên ở cấp trung học phổ thông, được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Môn Hoá học giúp học sinh có được những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác.

- Cùng với Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin học và Công nghệ, môn Hoá học góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

- Nội dung môn Hoá học được thiết kế thành các chủ đề vừa bảo đảm củng cố các mạch nội dung, phát triển kiến thức và kĩ năng thực hành đã hình thành từ cấp học dưới, vừa giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về các kiến thức cơ sở chung của hoá học, làm cơ sở để học tập, làm việc, nghiên cứu.

- Trong mỗi năm học, những học sinh có định hướng nghề nghiệp cần sử dụng nhiều kiến thức hoá học được chọn ba chuyên đề học tập phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trường.

- Các chuyên đề này nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.

Chương trình dạy học môn hoá học lớp 10 có quan điểm xây dựng như thế nào?

Căn cứ theo Mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học, ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:

Chương trình môn Hoá học tuân thủ đầy đủ các quy định được nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời, xuất phát từ đặc điểm môn học, nhấn mạnh các quan điểm sau:

[1] Bảo đảm tính kế thừa và phát triển

- Chương trình môn Hoá học kế thừa và phát huy ưu điểm của chương trình hiện hành, tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình môn học của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và trong khu vực; đồng thời, tiếp cận những thành tựu của khoa học giáo dục, khoa học hoá học phù hợp với trình độ nhận thức, tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh, có tính đến điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam.

- Chương trình môn Hoá học kế thừa và phát triển các nội dung giáo dục của môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở theo cấu trúc đồng tâm kết hợp cấu trúc tuyến tính nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức, kĩ năng cho học sinh.

Ở cấp trung học cơ sở, thông qua môn Khoa học tự nhiên, học sinh mới làm quen với một số kiến thức hoá học cơ bản ở mức độ định tính, mô tả trực quan.

Ở cấp trung học phổ thông, môn Hoá học chú trọng trang bị cho học sinh các kiến thức cơ sở hoá học chung về cấu tạo, tính chất và ứng dụng của các đơn chất và hợp chất để học sinh giải thích được bản chất của quá trình biến đổi hoá học ở mức độ cần thiết.

[2] Bảo đảm tính thực tiễn

Chương trình môn Hoá học đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về tính toán; chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phương pháp sử dụng công cụ, đặc biệt là giúp học sinh có kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng vận dụng các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.

[3] Thực hiện yêu cầu định hướng nghề nghiệp

Chương trình môn Hoá học cụ thể hoá mục tiêu giáo dục định hướng nghề nghiệp. Trên cơ sở xác định các lĩnh vực ngành nghề và quá trình công nghệ đòi hỏi tri thức hoá học chuyên sâu, chương trình lựa chọn nội dung giáo dục cốt lõi và các chuyên đề học tập, giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các tri thức hoá học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, có tác dụng chuẩn bị cho định hướng nghề nghiệp.

[4] Phát huy tính tích cực của học sinh

Các phương pháp giáo dục của môn Hoá học góp phần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, nhằm hình thành năng lực hoá học và góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể.

Môn hoá học lớp 10
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trong môn Hóa học thì số Avogadro có giá trị bằng gì? Môn Hóa học nghiên cứu về gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức hóa học là gì? Quy định về đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa học như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Anilin có công thức hóa học là gì? Viết được công thức hóa học có phải là biểu hiện năng lực hóa học hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Liên kết ion là gì? Bản chất của liên kết ion? Mạch nội dung môn Hóa học lớp 10 có gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tố hóa học là gì? Nguyên tố hóa học học sinh được giới thiệu ở lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tố Fe hóa trị mấy? 8 đặc điểm của môn hoá học lớp 10 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mỗi Orbital nguyên tử chứa tối đa bao nhiêu Electron? Đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa học như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách đọc tên các nguyên tố hóa học? Học sinh cần đạt yêu cầu gì trong nội dung bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
Hỏi đáp Pháp luật
Orbital nguyên tử (AO) là gì? Yêu cầu cần dạt trong nội dung cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử lớp 10?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn Hóa học 10 Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 2201
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;