Orbital nguyên tử (AO) là gì? Yêu cầu cần dạt trong nội dung cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử lớp 10?

khái niệm về orbital nguyên tử là như thế nào? Yêu cầu cần dạt trong nội dung cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử lớp 10?

Orbital nguyên tử (AO) là gì?

Orbital nguyên tử là một khái niệm mà học sinh lớp 10 sẽ được học trong chương trình môn Hóa học. Theo đó Orbital nguyên tử là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%).

Theo mô hình nguyên tử theo Rutherford – Bohr: Electron quay xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo giống như các hành tinh quay xung quanh mặt trời. Năng lượng của electron phụ thuộc vào khoảng cách từ electron đó tới hạt nhân nguyên tử.

Còn theo mô hình hiện đại về nguyên tử các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo những quỹ đạo xác định, chuyển động rất nhanh trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân giống như một đám mây electron.

Orbital nguyên tử có một số hình dạng khác nhau: hình cầu, hình số tám nổi.

Mỗi Orbital nguyên tử chỉ chứa tối đa 2 electron, 2 electron này được gọi là cặp electron ghép đôi. Nếu AO chỉ có 1 electron, electron đó được gọi là electron độc thân. Nếu AO không chứa electron nào thì gọi là AO trống.

Orbital nguyên tử (AO) là gì? Yêu cầu cần dạt trong nội dung cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử lớp 10?

Orbital nguyên tử (AO) là gì? Yêu cầu cần dạt trong nội dung cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử lớp 10? (Hình từ Internet)

Yêu cầu cần dạt trong nội dung cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử lớp 10?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT yêu cầu cần dạt trong nội dung cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử lớp 10 như sau:

- Trình bày và so sánh được mô hình của Rutherford - Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử.

- Nêu được khái niệm về orbital nguyên tử (AO), mô tả được hình dạng của AO (s, p), số lượng electron trong 1 AO.

- Trình bày được khái niệm lớp, phân lớp electron và mối quan hệ về số lượng phân lớp trong một lớp. Liên hệ được về số lượng AO trong một phân lớp, trong một lớp.

- Viết được cấu hình electron nguyên tử theo lớp, phân lớp electron và theo ô orbital khi biết số hiệu nguyên tử Z của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn.

- Dựa vào đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử dự đoán được tính chất hoá học cơ bản (kim loại hay phi kim) của nguyên tố tương ứng.

Nội dung và yêu cầu cần đạt trong chuyên đề cơ sở hóa học môn Hóa học lớp 10?

Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT nội dung và yêu cầu cần đạt trong chuyên đề cơ sở hóa học môn Hóa học lớp 10 như sau:

Liên kết hoá học

- Viết được công thức Lewis, sử dụng được mô hình VSEPR để dự đoán hình học cho một số phân tử đơn giản.

- Trình bày được khái niệm về sự lai hoá AO (sp, sp2, sp3), vận dụng giải thích liên kết trong một số phân tử (CO2; BF3; CH4;...).

Phản ứng hạt nhân

- Nêu được sơ lược về sự phóng xạ tự nhiên; Lấy được ví dụ về sự phóng xạ tự nhiên.

-Vận dụng được các định luật bảo toàn số khối và điện tích cho phản ứng hạt nhân.

- Nêu được sơ lược về sự phóng xạ nhân tạo, phản ứng hạt nhân.

- Nêu được ứng dụng của phản ứng hạt nhân phục vụ nghiên cứu khoa học, đời sống và sản xuất.

- Nêu được các ứng dụng điển hình của phản ứng hạt nhân: xác định niên đại cổ vật, các ứng dụng trong lĩnh vực y tế, năng lượng,...

Năng lượng hoạt hoá của phản ứng hoá học

- Trình bày được khái niệm năng lượng hoạt hoá (theo khía cạnh ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng).

- Nêu được ảnh hưởng của năng lượng hoạt hoá và nhiệt độ tới tốc độ phản ứng thông qua phương trình Arrhenius k = A. .

- Giải thích được vai trò của chất xúc tác.

Entropy và biến thiên năng lượng tự do Gibbs

- Nêu được khái niệm về Entropy S (đại lượng đặc trưng cho độ mất trật tự của hệ).

- Nêu được ý nghĩa của dấu và trị số của biến thiên năng lượng tự do Gibbs (không cần giải thích ΔrG là gì, chỉ cần nêu: Để xác định chiều hướng phản ứng, người ta dựa vào biến thiên năng lượng tự do ΔrG) của phản ứng (ΔG) để dự đoán hoặc giải thích chiều hướng của một phản ứng hoá học.

- Tính được ΔrGo theo công thức ΔrGo = ΔrHo - T.ΔrSo từ bảng cho sẵn các giá trị ΔfHo và So của các chất.

Môn hoá học lớp 10
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trong môn Hóa học thì số Avogadro có giá trị bằng gì? Môn Hóa học nghiên cứu về gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức hóa học là gì? Quy định về đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa học như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Anilin có công thức hóa học là gì? Viết được công thức hóa học có phải là biểu hiện năng lực hóa học hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Liên kết ion là gì? Bản chất của liên kết ion? Mạch nội dung môn Hóa học lớp 10 có gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tố hóa học là gì? Nguyên tố hóa học học sinh được giới thiệu ở lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tố Fe hóa trị mấy? 8 đặc điểm của môn hoá học lớp 10 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mỗi Orbital nguyên tử chứa tối đa bao nhiêu Electron? Đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa học như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách đọc tên các nguyên tố hóa học? Học sinh cần đạt yêu cầu gì trong nội dung bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
Hỏi đáp Pháp luật
Orbital nguyên tử (AO) là gì? Yêu cầu cần dạt trong nội dung cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử lớp 10?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn Hóa học 10 Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 2106
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;