Cách đọc tên các nguyên tố hóa học? Học sinh cần đạt yêu cầu gì trong nội dung bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

Tham khảo cách đọc tên các nguyên tố hóa học dành cho học sinh lớp 10? Trong nội dung bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, học sinh cần đạt yêu cầu gì?

Cách đọc tên các nguyên tố hóa học?

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là một trong những nội dung được học trong chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học lớp 10. Dưới đây là hướng dẫn cách đọc tên các nguyên tố hóa học:

STT

Kí hiệu

Tên gọi cũ

Tên gọi theo IUPAC

Phiên âm

1

H

Hiđro

Hydrogen

/ˈhaɪdrədʒən/

2

He

Heli

Helium

/ˈhiːliəm/

3

Li

Liti

Lithium

/ˈlɪθiəm/

4

Be

Beri

Beryllium

/bəˈrɪliəm/

5

B

Bo

Boron

/ˈbɔːrɒn/

/ˈbɔːrɑːn/

6

C

Cacbon

Carbon

/ˈkɑːbən/

/ˈkɑːrbən/

7

N

Nitơ

Nitrogen

/ˈnaɪtrədʒən/

8

O

Oxi

Oxygen

/ˈɒksɪdʒən/

/ˈɑːksɪdʒən/

9

F

Flo

Fluorine

/ˈflɔːriːn/

/ˈflʊəriːn/

/ˈflɔːriːn/

/ˈflʊriːn/

10

Ne

Neon

Neon

/ˈniːɒn/

/ˈniːɑːn/

11

Na

Natri

Sodium

/ˈsəʊdiəm/

12

Mg

Magie

Magnesium

/mæɡˈniːziəm/

13

Al

Nhôm

Aluminium

/ˌæljəˈmɪniəm/

/ˌæləˈmɪniəm/

14

Si

Silic

Silicon

/ˈsɪlɪkən/

15

P

Photpho

Phosphorus

/ˈfɒsfərəs/

/ˈfɑːsfərəs/

16

S

Lưu huỳnh

Sulfur

/ˈsʌlfə(r)/

/ˈsʌlfər/

17

Cl

Clo

Chlorine

/ˈklɔːriːn/

18

Ar

Agon

Argon

/ˈɑːɡɒn/

/ˈɑːrɡɑːn/

19

K

Kali

Potassium

/pəˈtæsiəm/

20

Ca

Canxi

Calcium

/ˈkælsiəm/

21

Sc

Sacanđi

Scandium

/ˈskændiəm/

22

Ti

Titan

Titanium

/tɪˈteɪniəm/

/taɪˈteɪniəm/

23

V

Vanađi

Vanadium

/vəˈneɪdiəm/

24

Cr

Crom

Chromium

/ˈkrəʊmiəm/

25

Mn

Mangan

Manganese

/ˈmæŋɡəniːz/

26

Fe

Sắt

Iron

/ˈaɪən/

/ˈaɪərn/

27

Co

Coban

Cobalt

/ˈkəʊbɔːlt/

28

Ni

Niken

Nickel

/ˈnɪkl/

29

Cu

Đồng

Copper

/ˈkɒpə(r)/

/ˈkɑːpər/

30

Zn

Kẽm

Zinc

/zɪŋk/

33

As

Asen

Arsenic

/ˈɑːsnɪk/

/ˈɑːrsnɪk/

34

Se

Selen

Selenium

/səˈliːniəm/

35

Br

Brom

Bromine

/ˈbrəʊmiːn/

36

Kr

Kripton

Krypton

/ˈkrɪptɒn/

/ˈkrɪptɑːn/

37

Rb

Rubiđi

Rubidium

/ruːˈbɪdiəm/

38

Sr

Stronti

Strontium

/ˈstrɒntiəm/

/ˈstrɒnʃiəm/

/ˈstrɑːntiəm/

/ˈstrɑːnʃiəm/

46

Pd

Palađi

Palladium

/pəˈleɪdiəm/

47

Ag

Bạc

Silver

/ˈsɪlvə(r)/

/ˈsɪlvər/

48

Cd

Cacđimi

Cadmium

/ˈkædmiəm/

50

Sn

Thiếc

Tin

/tɪn/

53

I

Iốt

Iodine

/ˈaɪədiːn/

/ˈaɪədaɪn/

54

Xe

Xenon

Xenon

/ˈzenɒn/

/ˈziːnɒn/

/ˈzenɑːn/

/ˈziːnɑːn/

55

Cs

Xesi

Caesium

/ˈsiːziəm/

56

Ba

Bari

Barium

/ˈbeəriəm/

/ˈberiəm/

78

Pt

Platin

Platinum

/ˈplætɪnəm/

79

Au

Vàng

Gold

/ɡəʊld/

80

Hg

Thủy ngân

Mercury

/ˈmɜːkjəri/

/ˈmɜːrkjəri/

82

Pb

Chì

Lead

/liːd/

87

Fr

Franxi

Francium

/ˈfrænsiəm/

88

Ra

Rađi

Radium

/ˈreɪdiəm/

Lưu ý: Nội dung cách đọc tên các nguyên tố hóa học chỉ mang tính chất tham khảo!

Cách đọc tên các nguyên tố hóa học? Học sinh cần đạt yêu cầu gì trong nội dung bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

Cách đọc tên các nguyên tố hóa học? Học sinh cần đạt yêu cầu gì trong nội dung bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học? (Hình từ Internet)

Học sinh cần đạt yêu cầu gì trong nội dung bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định yêu cầu cần đạt trong trong nội dung bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học như sau:

Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

- Nêu được về lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

- Mô tả được cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và nêu được các khái niệm liên quan (ô, chu kì, nhóm).

- Nêu được nguyên tắc sắp xếp của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (dựa theo cấu hình electron).

- Phân loại được nguyên tố (dựa theo cấu hình electron: nguyên tố s, p, d, f; dựa theo tính chất hoá học: kim loại, phi kim, khí hiếm).

Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm

- Giải thích được xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A) (dựa theo lực hút tĩnh điện của hạt nhân với electron ngoài cùng và dựa theo số lớp electron tăng trong một nhóm theo chiều từ trên xuống dưới).

- Nhận xét và giải thích được xu hướng biến đổi độ âm điện và tính kim loại, phi kim của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A).

Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì

- Nhận xét được xu hướng biến đổi thành phần và tính chất acid/base của các oxide và các hydroxide theo chu kì. Viết được phương trình hoá học minh hoạ.

Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

- Phát biểu được định luật tuần hoàn.

- Trình bày được ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: Mối liên hệ giữa vị trí (trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học) với tính chất và ngược lại.

Hướng dẫn đánh giá kế quả giáo dục môn Hóa học?

Tại Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT hướng dẫn đánh giá kế quả giáo dục môn Hóa học như sau:

1. Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong Chương trình tổng thể và chương trình môn Hóa học. Phạm vi đánh giá là toàn bộ nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình môn Hoá học.

3. Hình thức, phương pháp và công cụ đánh giá:

- Hình thức đánh giá: Kết hợp các hình thức đánh giá quá trình (đánh giá thường xuyên), đánh giá tổng kết (đánh giá định kì) đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế bảo đảm đánh giá toàn diện, thường xuyên và tích hợp vào trong các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh.

- Phương pháp đánh giá và công cụ đánh giá:

+ Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh. Phối hợp đánh giá tình huống; đánh giá qua trắc nghiệm; đánh giá qua dự án và hồ sơ; đánh giá thông qua phản hồi và phản ánh; đánh giá thông qua quan sát.

+ Kết hợp đánh giá sản phẩm học tập (bài kiểm tra tự luận, bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan, trả lời miệng, thuyết trình, bài thực hành thí nghiệm, dự án nghiên cứu,…) với đánh giá qua quan sát (thái độ và hành vi trong thảo luận, làm việc nhóm, làm thí nghiệm, tham quan thực địa,…).

4. Lựa chọn các phương pháp, công cụ phù hợp để đánh giá một năng lực cụ thể.

- Để đánh giá thành phần năng lực nhận thức hoá học, có thể sử dụng các câu hỏi (nói, viết), bài tập,... đòi hỏi học sinh phải trình bày, so sánh, hệ thống hoá kiến thức hay phải vận dụng kiến thức để giải thích, chứng minh, giải quyết vấn đề.

- Để đánh giá thành phần năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học, có thể sử dụng các phương pháp, công cụ sau:

+ Bảng kiểm hoặc ghi chép kết quả quan sát của giáo viên theo các tiêu chí đã xác định về tiến trình thực hiện thí nghiệm và các nhiệm vụ tìm tòi, khám phá của học sinh,...

+ Các câu hỏi, bài kiểm tra nhằm đánh giá hiểu biết của học sinh về kĩ năng thí nghiệm; khả năng suy luận để rút ra hệ quả, phương án kiểm nghiệm, xử lí các dữ liệu đã cho để rút ra kết luận; khả năng thiết kế thí nghiệm hoặc nghiên cứu để thực hiện một nhiệm vụ học tập được giao và đề xuất các thiết bị, kĩ thuật thích hợp,...

+ Báo cáo kết quả thí nghiệm, thực hành, làm dự án nghiên cứu,…

- Để đánh giá thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, có thể yêu cầu học sinh trình bày vấn đề thực tiễn cần giải quyết, trong đó phải sử dụng được ngôn ngữ hoá học, các bảng biểu, mô hình, kĩ năng thực nghiệm,... để mô tả, giải thích hiện tượng hoá học trong vấn đề đang xem xét; sử dụng các câu hỏi (có thể yêu cầu trả lời nói hoặc viết) đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết vấn đề học tập, đặc biệt là các vấn đề thực tiễn.

Môn hoá học lớp 10
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trong môn Hóa học thì số Avogadro có giá trị bằng gì? Môn Hóa học nghiên cứu về gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức hóa học là gì? Quy định về đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa học như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Anilin có công thức hóa học là gì? Viết được công thức hóa học có phải là biểu hiện năng lực hóa học hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Liên kết ion là gì? Bản chất của liên kết ion? Mạch nội dung môn Hóa học lớp 10 có gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tố hóa học là gì? Nguyên tố hóa học học sinh được giới thiệu ở lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tố Fe hóa trị mấy? 8 đặc điểm của môn hoá học lớp 10 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mỗi Orbital nguyên tử chứa tối đa bao nhiêu Electron? Đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa học như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách đọc tên các nguyên tố hóa học? Học sinh cần đạt yêu cầu gì trong nội dung bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
Hỏi đáp Pháp luật
Orbital nguyên tử (AO) là gì? Yêu cầu cần dạt trong nội dung cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử lớp 10?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn Hóa học 10 Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 542
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;