Nếu đang đeo kính theo đơn bác sĩ, học sinh cần đeo như thế nào? Các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe của học sinh được tổ chức như thế nào?
Nếu đang đeo kính theo đơn bác sĩ, học sinh cần đeo như thế nào?
Đối với những học sinh được bác sĩ chỉ định đeo kính để điều chỉnh thị lực, việc sử dụng kính đúng cách là điều vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ giúp cải thiện thị lực mà còn ngăn ngừa những vấn đề về mắt có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai. Vì vậy, học sinh cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản dưới đây:
(1) Đeo kính đúng thời gian quy định
- Học sinh cần đeo kính thường xuyên cả khi học, đọc sách, xem tivi hoặc làm các hoạt động khác.
- Việc đeo kính thường xuyên sẽ giúp chức năng nhìn của mắt trở về gần như người bình thường,nếu ko đeo kính thường xuyên sẽ dẫn đến mắt tăng số nhanh và nguy cơ bị nhược thị cao.
(2) Đeo đúng cách và vị trí
- Đảm bảo kính luôn được đặt đúng vị trí, với gọng kính ôm vừa vặn và mắt kính thẳng với tầm nhìn.
- Không để kính lệch hoặc trễ xuống mũi vì sẽ làm giảm hiệu quả điều chỉnh thị lực.
(3) Giữ kính sạch và bảo quản cẩn thận
- Lau kính bằng vải chuyên dụng hoặc dung dịch vệ sinh kính để đảm bảo mắt kính sạch sẽ, không bị mờ.
- Tránh để kính rơi, va đập hoặc đặt ở nơi có nhiệt độ cao (như gần bếp, trong ô tô dưới trời nắng).
(4) Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ
- Đôi mắt của học sinh có thể thay đổi theo thời gian, vì vậy cần kiểm tra định kỳ để đảm bảo độ kính luôn phù hợp.
- Nếu thấy kính bị mờ, nhức mắt, đau đầu khi đeo, cần báo ngay với phụ huynh để đưa đi tái khám.
(5) Tư thế ngồi học và khoảng cách đúng
- Đảm bảo ánh sáng đủ sáng khi học tập.
- Giữ khoảng cách từ mắt đến sách/vở khoảng 30-40cm.
- Ngồi thẳng lưng, tránh cúi gằm quá sát bàn hoặc nằm đọc sách.
- Việc đeo kính đúng cách không chỉ cải thiện thị lực mà còn giúp ngăn ngừa tình trạng mắt nặng hơn. Nếu có bất kỳ khó chịu nào trong quá trình đeo kính, học sinh cần thông báo ngay với phụ huynh và bác sĩ.
Như vậy, nếu đang đeo kính theo đơn bác sĩ, học sinh cần đeo kính thường xuyên
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Nếu đang đeo kính theo đơn bác sĩ, học sinh cần đeo như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Trách nhiệm của trường học trong công tác y tế đối với học sinh ra sao?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP) có quy định về trách nhiệm của trường học trong công tác y tế như sau:
- Tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung về y tế trường học được quy định tại Thông tư liên tịch này.
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ y tế trường học.
- Bảo đảm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc cho nhân viên y tế trường học thực hiện nhiệm vụ.
- Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm nhân lực thực hiện công tác y tế trường học.
- Kiện toàn Ban chăm sóc sức khỏe học sinh, Trưởng ban là đại diện Ban giám hiệu, Phó trưởng ban là Trạm trưởng Trạm Y tế xã, ủy viên thường trực là nhân viên y tế trường học, các ủy viên khác là giáo viên giáo dục thể chất, Tổng phụ trách Đội (đối với cơ sở giáo dục tiểu học và trung học cơ sở), đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Chữ thập đỏ trường học, Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Trong trường hợp có quy hoạch, xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa trường học, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng học tập, đồ chơi trẻ em, thuốc, thiết bị y tế phải thực hiện hoặc tham mưu với cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
Các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe của học sinh được tổ chức như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT có quy định về việc tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe của học sinh như sau:
- Biên soạn, sử dụng các tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe với nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện cụ thể của từng địa phương.
- Tổ chức truyền thông, giáo dục sức khỏe cho học sinh và cha mẹ hoặc người giám hộ về các biện pháp phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động thể lực; phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia; phòng chống bệnh, tật học đường; chăm sóc răng miệng; phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn thương tích và các chiến dịch truyền thông, giáo dục khác liên quan đến công tác y tế trường học do Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
- Lồng ghép các nội dung giáo dục sức khỏe, phòng chống bệnh tật trong các giờ giảng.
- Tổ chức cho học sinh thực hành các hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động thể lực; phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia; phòng chống bệnh, tật học đường; chăm sóc răng miệng; phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn thương tích thông qua các hình thức, mô hình phù hợp.
- Top 10 mẫu kết bài chung cho nghị luận văn học truyện ngắn? Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn là chuyên đề môn Ngữ văn lớp mấy?
- Mẫu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7? Học sinh lớp 7 được đánh giá bằng nhận xét như thế nào?
- Loại gió thịnh hành ở nước ta vào mùa hạ có hướng gì? Học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS được đánh giá bằng điểm số ra sao?
- Đồng bằng sông Cửu Long có bao nhiêu tỉnh thành phố?
- Mẫu Viết thư mời dự tiệc Giáng sinh bằng Tiếng Anh hay nhất? Các chủ điểm gợi ý trong dạy học môn Tiếng Anh ở các cấp học là gì?
- Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa rừng Trần Hưng Đạo? 4 hình thức khen thưởng học sinh THCS?
- Mục đích bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là gì?
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?