Mức đóng BHYT học sinh, sinh viên mới nhất như thế nào?

Học sinh, sinh viên sẽ có mức đóng BHYT như thế nào? Học sinh, sinh viên đóng BHYT theo phương thức như thế nào?

Mức đóng BHYT học sinh, sinh viên mới nhất như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng/tháng.

Đồng thời, theo khoản 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 và Điều 4, Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của học sinh, sinh viên bằng 4,5% mức lương cơ sở. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, người tham gia đóng 70%.

Như vậy, mức đóng BHYT học sinh, sinh viên cụ thể như sau:

Phương thức

Tổng mức đóng BHYT

NSNN hỗ trợ 30%

HSSV đóng 70%

3 tháng

315.900

94.770

221.130

6 tháng

631.800

189.540

442.260

9 tháng

947.700

284.310

663.390

12 tháng

1.263.600

378.080

884.520

Mức đóng BHYT học sinh, sinh viên mới nhất như thế nào?

Mức đóng BHYT học sinh, sinh viên mới nhất như thế nào? (Hình từ Internet)

Thẻ BHYT của học sinh, sinh viên có giá trị sử dụng ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định thẻ BHYT học sinh, sinh viên có giá trị sử dụng như sau:

- Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hàng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó:

- Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học;

- Đối với học sinh lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm đó.

- Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hàng năm cho học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó:

- Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng;

- Đối với học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.

Học sinh, sinh viên đóng BHYT theo phương thức nào?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, quy định học sinh, sinh viên đóng BHYT theo phương thức như sau:

- Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, học sinh, sinh viên hoặc cha, mẹ, người giám hộ của học sinh, sinh viên có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế phần thuộc trách nhiệm đóng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 146/2018/NĐ-CP cho cơ quan bảo hiểm xã hội;

Ngoài ra, ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:

+ Học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan trung ương thì do ngân sách trung ương hỗ trợ.

Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành, số tiền thu của học sinh, sinh viên và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp, gửi Bộ Tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 9 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

- Học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác thì ngân sách địa phương, bao gồm cả phần ngân sách trung ương hỗ trợ (nếu có), nơi cơ sở giáo dục đó đặt trụ sở hỗ trợ, không phân biệt hộ khẩu thường trú của học sinh, sinh viên.

Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành, số tiền thu của học sinh, sinh viên và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 9 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Học sinh có được nhà nước hỗ trợ đóng BHYT không?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP quy định vể nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng như sau:

Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo chuẩn hộ cận nghèo giai đoạn 2022-2025 quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn hộ cận nghèo áp dụng cho từng giai đoạn.
2. Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định này.
3. Học sinh, sinh viên.
4. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025 quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn hộ có mức sống trung bình áp dụng cho từng giai đoạn.

Như vậy, học sinh thuộc đối tượng được nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế.

Mức đóng BHYT
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mức đóng BHYT học sinh, sinh viên mới nhất như thế nào?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 79

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;