Mẫu viết bài văn nghị luận về lòng hiếu thảo môn Ngữ văn lớp 12? Yêu cầu cần đạt trong nội dung thực hành viết lớp 12?
Mẫu viết bài văn nghị luận về lòng hiếu thảo môn Ngữ văn lớp 12?
Các bạn học sinh tham khảo các mẫu viết bài văn nghị luận về lòng hiếu thảo môn Ngữ văn lớp 12 ngắn gọn:
Mẫu viết bài văn nghị luận về lòng hiếu thảo - mẫu 1
Mỗi người con chúng ta cần tích cực học tập, trau dồi đạo đức để trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội. Một trong những đức tính, phẩm giá tốt đẹp mà chúng ta cần phải rèn luyện đó chính là lòng hiếu thảo. Vậy thế nào là lòng hiếu thảo và trau dồi nó như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài văn nghị luận về đề tài này.
Lòng hiếu thảo là luôn biết ơn, đối xử tốt với cha mẹ, ông bà, những người thân yêu xung quanh mình, có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục mình. Hiếu thảo còn là hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời bằng tấm lòng chân thành nhất.
Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết kính trọng ông bà, cha mẹ; biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ. Họ luôn biết sống đúng chuẩn mực, thực hiện lễ nghi, hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành. Chúng ta cần phải có lòng hiếu thảo vì ông bà, cha mẹ là những người đã sinh thành và dưỡng nuôi ta khôn lớn, luôn dành cho ta những gì tốt đẹp nhất trên cuộc đời này. Hiếu thảo còn là một lối sống tốt đẹp đã trở thành chuẩn mực trong truyền thống văn hóa Việt Nam, người có lòng hiếu thảo sẽ được mọi người yêu mến, trân trọng. Bên canh đó, hiếu thảo với cha mẹ khiến chúng ta trưởng thành hơn, lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình, sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng lòng biết ơn.
Vậy làm thế nào để chúng ta rèn luyện được lòng hiếu thảo? Trước hết, chúng ta phải biết kính trọng ông bà, cha mẹ; chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi tuổi già sức yếu. Có hành động đền ơn đáp nghĩa với sự hi sinh, công lao của họ; thể hiện tình yêu, sự tôn trọng với họ. Ngoài ra cần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ, sống hòa thuận với anh em trong nhà. Bên cạnh đó, chúng ta cần tích cực trau dồi nhân cách tốt đẹp hơn, trở thành niềm tự hào của gia đình.
Trong xã hội có nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn với ông bà, cha mẹ; bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. Những người này thật đáng chê trách.
Lòng hiếu thảo đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và thể hiện nhân cách con người rõ nét. Mỗi người con chúng ta hãy có những hành động đền ơn đáp nghĩa thiết thực với những người thân yêu của mình để có một cuộc sống hạnh phúc hơn và làm cho đất nước, xã hội phát triển giàu đẹp văn minh hơn về nhân cách con người.
Mẫu viết bài văn nghị luận về lòng hiếu thảo - mẫu 2
Đạo đức, phẩm chất là một phần quan trọng đối với bản thân con người. Trong đó hiếu thảo là một đức tính vô cùng cần thiết đối với chúng ta. Vậy theo các bạn, như thế nào là hiếu thảo? Trước tiên để biết được ý nghĩa của hiếu thảo thì chúng ta cần phải hiểu thế nào là hiếu thảo? Hiếu thảo là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Nó thể hiện những tình cảm, suy nghĩ của bản thân mỗi người với những ai đã có công ơn to lớn với chúng ta. Hiếu thảo rất cần thiết trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt là đối với những thế hệ trẻ ngày nay – những con người đang dần hòa nhập vào nhịp sống của thế giới hiện đại. Nhân dân ta có truyền thống hiếu thảo từ bao đời nay. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc. Ca dao có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Cha mẹ là người đã có công rất lớn trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Họ sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ ta nên người. Cha mẹ hết lòng yêu thương, chăm sóc những đứa con của họ một cách vô điều kiện, luôn bên cạnh, chia sẻ, quan tâm trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn, gian khổ hay lúc thành công hạnh phúc. Đối với cha mẹ, “con dẫu lớn vẫn là con của mẹ – đi suốt cuộc đời, lòng mẹ vẫn dõi theo con”. Thật vậy, công ơn cha mẹ là vô cùng to lớn như “núi Thái Sơn”, như “dòng nước bao la, mênh mông và vô tận”. Bởi thế, mỗi chúng ta cần phải đền đáp lại những công ơn to lớn ấy từ những việc làm nhỏ nhất như: ra sức học tập, rèn luyện tốt, hiếu thảo, sống sao cho có ích với bản thân, gia đình và xã hội …. Đó chính là lý do vì sao bản thân mỗi người luôn cần có lòng hiếu thảo.
Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,… Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, chúng ta cũng chẳng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan… thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng hiếu thảo của bản thân… Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta.
Thật vậy, lòng hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Qua đây, bản thân chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước cũng sẽ nhìn nhận lại đạo đức của bản thân, của cái nhìn về gia đình, về lòng hiếu thảo và thấm thía rằng: “Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu”.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu viết bài văn nghị luận về lòng hiếu thảo môn Ngữ văn lớp 12? Yêu cầu cần đạt trong nội dung thực hành viết lớp 12? (Hình ảnh từ Internet)
Yêu cầu cần đạt trong nội dung thực hành viết lớp 12?
Căn cứ theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt trong nội dung thực hành viết lớp 12 bao gồm như sau:
- Viết được một bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội; trình bày rõ hệ thống các luận điểm; có cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục: chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ; biết đặt ra các ý kiến phản bác để trao đổi, tranh luận lại; sử dụng các yếu tố thuyết minh và biểu cảm.
- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ.
- Viết được văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.
- Viết được văn bản dưới hình thức thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm.
- Viết được báo cáo kết quả của bài tập dự án hay kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; có sử dụng sơ đồ, bảng biểu, có thuyết minh các hình ảnh minh hoạ, có sử dụng trích dẫn, cước chú và biết trình bày phần tài liệu tham khảo.
Chương trình giáo dục phổ thông phải đảm bảo các yêu cầu gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Giáo dục 2019 thì chương trình giáo dục phổ thông phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông;
- Quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong cả nước;
- Quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông;
- Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông;
- Được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành.
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?
- Top mẫu văn tả đồ chơi mà em yêu thích nhất lớp 5? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 hiện nay là gì?
- File word mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của Đảng viên? Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu bản cam kết?
- Soạn bài Lai Tân lớp 8 ngắn nhất? Yêu cầu về năng lực nhận biết lịch sử văn học Việt Nam lớp 8 ra sao?
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên: kết quả khắc phục hạn chế khuyết điểm?
- Văn tả về ông của em lớp 5 ngắn gọn? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 mới nhất 2024 là gì?