Chính thức có Thông tư 14/2024/TT-BLĐTBXH quy đinh tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp?

Đẫ có Thông tư 14 quy đinh về tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp? Khi nào đạt và không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng theo Thông tư 14?

Chính thức có Thông tư 14/2024/TT-BLĐTBXH quy đinh tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp?

Ngày 31/12/2024, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội vừa ban hành Thông tư 14/2024/TT-BLĐTBXH...Tải về quy đinh tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Theo đó, căn cứ theo Điều 3 Thông tư 14/2024/TT-BLĐTBXH...Tải về quy định về các tiêu chí và điểm đánh giá trường trung cấp, trường cao đẳng như sau:

(1) Các tiêu chí kiểm định chất lượng trường trung cấp, trường cao đẳng (sau đây gọi là trường):

Tiêu chí 1: Sứ mạng, mục tiêu, tổ chức và quản lý;

Tiêu chí 2: Hoạt động đào tạo;

Tiêu chí 3: Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động;

Tiêu chí 4 - Chương trình đào tạo, giáo trình;

Tiêu chí 5: Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo;

Tiêu chí 6: Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;

Tiêu chí 7: Người học và hoạt động hỗ trợ người học;

Tiêu chí 8: Giám sát, đánh giá chất lượng.

(2) Điểm đánh giá cho mỗi tiêu chuẩn đạt yêu cầu là 2 điểm, tiêu chuẩn không đạt yêu cầu là 0 điểm. Tiêu chuẩn đạt yêu cầu được xác định trên cơ sở trường đáp ứng tiêu chuẩn trong 02 năm gồm 01 năm trước năm đánh giá và năm đánh giá đối với trường trung cấp, trong 03 năm gồm 02 năm trước năm đánh giá và năm đánh giá đối với trường cao đẳng. Bảng tổng hợp các tiêu chí, số lượng tiêu chuẩn và điểm chuẩn của từng tiêu chí tại Phụ lục 01.

Chính thức có Thông tư 14/2024/TT-BLĐTBXH quy đinh tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp?

Chính thức có Thông tư 14/2024/TT-BLĐTBXH quy đinh tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp? (Hình ảnh từ Internet)

Chi tiết tiểu chuẩn của từng tiêu chí kiểm định chất lượng trường trung cấp, trường cao đẳng theo Thông tư 14 như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 14/2024/TT-BLĐTBXH...Tải về có quy định về nội dung này như sau:

(1) Tiêu chí 1 - Sứ mạng, mục tiêu, tổ chức và quản lý

- Tiêu chuẩn 1.1: Sứ mạng, mục tiêu của trường được xác định cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển của trường, phù hợp với yêu cầu nhân lực trong các chiến lược phát triển ngành/chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương và được công bố công khai.

- Tiêu chuẩn 1.2: Trường có quy chế về tổ chức và hoạt động, trong đó có phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc và trực thuộc trường, phù hợp với sứ mạng, mục tiêu, cơ cấu ngành, nghề, quy mô đào tạo của trường.

- Tiêu chuẩn 1.3: Trường đã xây dựng, vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng.

- Tiêu chuẩn 1.4: Hằng năm, hệ thống bảo đảm chất lượng của trường được đánh giá và có biện pháp cải tiến nhằm tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý.

- Tiêu chuẩn 1.5: Hội đồng quản trị hoặc hội đồng trường (đảng ủy, ban giám hiệu đối với các trường thuộc lực lượng vũ trang), tổ chức đảng, đoàn thể và các hội đồng tư vấn khác được thành lập theo quy định; thiết lập định hướng chiến lược phù hợp với sứ mạng, mục tiêu của trường.

(2) Tiêu chí 2 - Hoạt động đào tạo

- Tiêu chuẩn 2.1: Quy chế tuyển sinh và các kế hoạch, chính sách tuyển sinh được xây dựng, triển khai phù hợp chương trình đào tạo các ngành, nghề đào tạo của trường.

- Tiêu chuẩn 2.2: Trường tuyển sinh theo kế hoạch bảo đảm công bằng. khách quan và theo hướng nâng cao chất lượng đầu vào. Công tác tuyển sinh được kiểm tra, giám sát và cải tiến, bảo đảm tính phù hợp, hiệu quả.

- Tiêu chuẩn 2.3: Trường xây dựng, ban hành quy chế đào tạo, kiểm tra, thị và xét công nhận tốt nghiệp. Hình thức, phương thức, phương pháp đào tạo đa dạng, phù hợp với mục tiêu, nội dung của từng chương trình đào tạo.

- Tiêu chuẩn 2.4: Trường xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo cho từng lớp, khóa học, học kỳ, năm học. Kế hoạch đào tạo chỉ tiết đến mô-đun, môn học, giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập phù hợp với hình thức đào tạo để người học đáp ứng chuẩn đầu ra.

- Tiêu chuẩn 2.5: Các hoạt động đào tạo được thực hiện theo mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo đã được phê duyệt; có sự phối hợp với đơn vị sử dụng lao động hoặc các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức, hướng dẫn cho người học thực hành, thực tập.

- Tiêu chuẩn 2.6: Trường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo, bao gồm cả hình thức đào tạo từ xa (nếu có).

- Tiêu chuẩn 2.7: Hằng năm, trường có kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động dạy, học theo đúng kế hoạch. Thực hiện biện pháp điều chỉnh kịp thời các hoạt động dạy và học theo đề xuất của báo cáo kiểm tra, giám sát để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

- Tiêu chuẩn 2.8: Các hình thức, phương pháp, công cụ đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của người học được thiết kế phù hợp; được rà soát, đánh giá, cải tiến để bảo đảm độ chính xác, công bằng, khách quan và định hướng người học đạt chuẩn đầu ra.

(3) Tiêu chí 3 - Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động

- Tiêu chuẩn 3.1: Quy trình tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý của trường được ban hành và đưa vào áp dụng; hằng năm được rà soát, đánh giá để cải tiến.

- Tiêu chuẩn 3.2: Trường thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ cho nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động. Hằng năm, trường xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tiêu chuẩn 3.3: Đội ngũ nhà giáo của trường tham gia giảng dạy đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và các tiêu chuẩn hiện hành khác, bảo đảm về số lượng, cơ cấu ngành, nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo của trường.

- Tiêu chuẩn 3.4: Nhà giáo giảng dạy theo nội dung, mục tiêu, yêu cầu của chương trình đào tạo và thực hiện các quy định về tổ chức đào tạo có liên quan.

- Tiêu chuẩn 3.5: Trường có chính sách, biện pháp và thực hiện các chính sách, biện pháp khuyến khích nhà giáo học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Tiêu chuẩn 3.6: Nhà giáo định kỳ được học tập, bồi dưỡng, thực tập để cập nhật kiến thức, công nghệ, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp hoặc theo yêu cầu đặc thù của ngành, nghề đào tạo.

- Tiêu chuẩn 3.7: Đội ngũ cán bộ quản lý của trường đáp ứng các tiêu chuẩn và thực hiện đúng quyền hạn, trách nhiệm được giao. Đội ngũ viên chức, người lao động đủ số lượng, có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc được giao. Cán bộ quản lý, viên chức, người lao động định kỳ được bồi dưỡng, cập nhật nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

(4) Tiêu chí 4 - Chương trình đào tạo, giáo trình

- Tiêu chuẩn 4.1: Trưởng ban hành và áp dụng quy trình bảo đảm chất lượng về xây dựng, lựa chọn, chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo. Quá trình xây dựng và thẩm định chương trình đào tạo có sự tham gia của đơn vị sử dụng lao động và các bên liên quan.

- Tiêu chuẩn 4.2: Trường ban hành đầy đủ các chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo mà trường được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

- Tiêu chuẩn 4.3: Chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ giáo dục nghề nghiệp, phù hợp với mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp, yêu cầu của ngành, nghề đào tạo và được công bố công khai.

- Tiêu chuẩn 4.4: Các chương trình đào tạo được định kỳ rà soát, đánh giá, cập nhật và cải tiến chất lượng để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và sự phát triển của ngành, địa phương.

- Tiêu chuẩn 4.5: Trưởng ban hành và áp dụng quy trình bảo đảm chất lượng về xây dựng, lựa chọn, chỉnh sửa, bổ sung giáo trình đào tạo. Quá trình xây dựng và thẩm định giáo trình đào tạo có sự tham gia của chuyên gia, cán bộ quản lý có kinh nghiệm của ngành, nghề đào tạo và các bên liên quan.

- Tiêu chuẩn 4.6: Trường ban hành đầy đủ giáo trình các mô-đun, môn học của chương trình đào tạo. Các giáo trình cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của từng mô-đun, môn học trong chương trình đào tạo và phù hợp với phương pháp dạy học.

Tiêu chuẩn 4.7: Các giáo trình định kỳ được rà soát, đánh giá và cập nhật theo quy định, đáp ứng sự thay đổi của chương trình đào tạo.

(5) Tiêu chí 5 - Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo

- Tiêu chuẩn 5.1: Trường ban hành và áp dụng quy trình, công cụ quản lý thiết bị, xưởng thực hành, phòng học, các phòng công năng khác đáp ứng các nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu, dịch vụ người học và các hoạt động khác của trường.

- Tiêu chuẩn 5.2: Quy hoạch tổng thể các khuôn viên của trường phù hợp với công năng, bền vững về môi trường. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trường theo quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành, đáp ứng nhu cầu đào tạo, sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt.

- Tiêu chuẩn 5.3: Khu hiệu bộ, khu học lý thuyết, khu học thực hành, khu rèn luyện thể chất, khu phục vụ và các hạng mục khác phục vụ sinh hoạt cho người học, nhà giáo có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo, bảo đảm các yêu cầu công nghệ và bảo vệ môi trường.

- Tiêu chuẩn 5.4: Các tiêu chuẩn về môi trường, an toàn, sức khỏe nghề nghiệp được trường xác định và triển khai, bao gồm cả các nhu cầu, các điều kiện thiết yếu cho người khuyết tật (nếu có) và không phân biệt đối xử về giới.

- Tiêu chuẩn 5.5: Thiết bị, dụng cụ phục vụ đào tạo đáp ứng yêu cầu tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo và được quản lý, bảo trì, bảo dưỡng, bố trí hợp lý, bảo đảm các yêu cầu sư phạm, an toàn sức khỏe, vệ sinh môi trường.

- Tiêu chuẩn 5.6: Trường ban hành và áp dụng quy trình quản lý, cấp phát nguyên, nhiên, vật liệu. Nguyên, nhiên, vật liệu được bố trí hợp lý, đáp ứng đầy đủ nhu cầu theo kế hoạch, tiến độ đào tạo và được tái sử dụng hiệu quả.

- Tiêu chuẩn 5.7: Trường có thư viện bao gồm phòng đọc điện tử, phòng đọc của cán bộ, nhà giáo; phòng đọc của người học; kho sách bảo đảm tiêu chuẩn thiết kế và định mức diện tích sử dụng.

- Tiêu chuẩn 5.8: Thư viện, nguồn học liệu đầy đủ và phù hợp, được cập nhật, áp dụng những tiến bộ về công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng, bảo đâm hỗ trợ hiệu quả các hoạt động dạy, học, nghiên cứu của nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và người học.

(6) Tiêu chỉ 6: Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

- Tiêu chuẩn 6.1: Trưởng ban hành quy định và thực hiện chính sách khuyến khích cán bộ quản lý, nhà giáo, viên chức, người lao động và người học tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo và phục vụ cộng đồng.

- Tiêu chuẩn 6.2: Hằng năm, trường có tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến từ cấp trường trở lên, được ứng dụng, phục vụ trực tiếp công tác đào tạo của trường và phục vụ cộng đồng.

- Tiêu chuẩn 6.3: Hằng năm, trường có các bài báo của nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động đăng trên các tạp chí chuyên ngành hoặc ẩn phẩm tương đương.

- Tiêu chuẩn 6.4: Có hoạt động hợp tác với các trường hoặc các tổ chức, cá nhân nước ngoài góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

(7) Tiêu chí 7: Người học và hoạt động hỗ trợ người học

- Tiêu chuẩn 7.1: Các thông tin về ngành, nghề, chương trình đào tạo và việc tổ chức thực hiện quy chế đào tạo, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; nội quy, quy chế của trường và các chế độ, chính sách đối với người học được mô tả rõ ràng, đầy đủ và công khai.

- Tiêu chuẩn 7.2: Người học được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định, bảo đảm quyền lợi của người học, tạo điều kiện cho người học thuộc đối tượng chính sách có cơ hội tiếp cận học nghề, lập nghiệp. Người học được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt giới tính, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân.

- Tiêu chuẩn 7.3: Trường có chính sách và thực hiện chính sách khen thương, động viên khuyến khích người học đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện; hỗ trợ kịp thời cho người học trong quá trình học tập để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Tiêu chuẩn 7.4: Người học được tạo điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, nghiên cứu khoa học và các hoạt động xã hội khác để phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực.

- Tiêu chuẩn 7.5: Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học cũng như hệ thống giám sát, quản lý người học được định kỳ rà soát và cải tiến để đáp ứng nhu cầu của người học và các bên liên quan.

(8) Tiêu chí 8 - Giám sát, đánh giá chất lượng

- Tiêu chuẩn 8.1: Tỷ lệ tốt nghiệp của người học và tỷ lệ bỏ học được xác lập, giám sát, đối sánh (nếu có) để cải tiến.

- Tiêu chuẩn 8.2: Trường triển khai hệ thống khảo sát, thu thập ý kiến phản hồi từ đơn vị sử dụng lao động và các bên liên quan về mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan được sử dụng làm cơ sở để đánh giá và cải tiến các chính sách liên quan nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của trường.

- Tiêu chuẩn 8.3: Trường ban hành và áp dụng quy trình, công cụ khảo sát nhà giáo, cán bộ quản lý về các chính sách liên quan đến dạy và học, chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ quản lý, nhà giáo; sử dụng kết quả khảo sát để thực hiện đánh giá và cải tiến các chính sách liên quan nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo.

- Tiêu chuẩn 8.4: Trường ban hành và áp dụng quy trình, công cụ khảo sát người học về chất lượng, hiệu quả của các hình thức đào tạo, về chất lượng dịch vụ, giảng dạy và việc thực hiện chính sách liên quan đến người học của trường, sử dụng kết quả khảo sát để thực hiện đánh giá và cải tiến các chính sách liên quan nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo.

- Tiêu chuẩn 8.5: Trường thực hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng, có kế hoạch thực hiện kiểm định chất lượng trường; có kế hoạch và biện pháp để thực hiện việc cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở kết quả tự đánh giá và kết quả đánh giá ngoài (nếu có).

- Tiêu chuẩn 8.6: Trong vòng 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp, ít nhất 80% người học tốt nghiệp có việc làm.

Khi nào đạt và không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng theo Thông tư 14?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 14/2024/TT-BLĐTBXH...Tải về có quy định về đạt và không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng như sau:

(1) Đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng

Trường được đánh giá là đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi đáp ứng các yêu cầu sau:

- Tổng số điểm đánh giá các tiêu chí kiểm định đạt từ 80 điểm trở lên;

- Điểm đánh giá của từng tiêu chí kiểm định đạt từ 60% điểm chuẩn của tiêu chí đó;

- Điểm đánh giá của các tiêu chí 2, 3, 4, 5 đạt từ 80% điểm chuẩn trở lên.

(2) Không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng

Trường được đánh giá là không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi không đáp ứng các yêu cầu quy định tại (1)

Kiểm định chất lượng giáo dục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Khung điểm chuẩn các tiêu chí kiểm định chất lượng trung tâm giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 208 trường đại học và cao đẳng sư phạm đạt chuẩn kiểm định chất lượng trong nước và quốc tế?
Hỏi đáp Pháp luật
8 tiêu chí và điểm đánh giá trường trung cấp, trường cao đẳng theo Thông tư 14/2024/TT-BLĐTBXH mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức có Thông tư 14/2024/TT-BLĐTBXH quy đinh tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp có tiêu chuẩn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bị thu hồi trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp bị thu hồi trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị giải thể khi nào từ ngày 20/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có ít nhất bao nhiêu kiểm định viên cơ hữu làm việc toàn thời gian?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 107

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;