Mẫu viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet? Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 12 như thế nào?

Học sinh tham khảo mẫu bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet? Học sinh lớp 12 được đánh giá kết quả rèn luyện dựa vào căn cứ như thế nào?

Mẫu viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet?

Trong thời đại công nghệ 4.0, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người, mang lại vô số lợi ích về thông tin, học tập và giải trí. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hiện tượng nghiện Internet đang dần trở thành một vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt đối với giới trẻ. Dưới đây là mẫu viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet mà học sinh có thể tham khảo.

Viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet - Mẫu số 1:

Internet – nơi hội tụ các nguồn thông tin trở thành thế giới thu nhỏ được mọi người đặc biệt quan tâm, nhất là các bạn học sinh, thanh niên. Trên Internet có rất nhiều thể loại giải trí khác nhau làm cho nhiều bạn trẻ lạm dụng dẫn đến tình trạng nghiện ngập và trở thành vấn đề nóng mà mọi người vô cùng bức xúc.

Nghiện Internet là lạm dụng quá mức, sử dụng vô tổ chức ở mọi lúc mọi nơi, không làm chủ bản thân, bỏ cả ăn uống, nghỉ ngơi, học hành mà sa đọa trong thế giới hư ảo.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghiện Internet nhưng chủ yếu là do bản thân các bạn trẻ chưa nhận thức được mặt trái của Internet, còn ham chơi, tò mò, hiếu động, muốn chứng tỏ bản thân với người xung quanh. Các bậc phụ huynh chưa quản lí chặt chẽ con em mình, còn thiếu sót trong vấn đề giáo dục con cái. Nhà nước và chính quyền địa phương không quản lí các tiệm Net, để mặc các chủ tiệm mở cửa sát bên trường học và mọc lên ngày càng nhiều.

Trong xã hội đang phát triển và hội nhập, chúng ta không thể phủ nhận tiện ích mà Internet mang lại,Internet trở thành từ điển sống của tất cả mọi người. Nhờ Internet, con người có thể tra cứu tài liệu, cập nhật thông tin hàng ngày, hàng giờ mà không mất thời gian, công sức; là công cụ làm việc đối với một số ngành công nghệ thông tin; cung cấp các thể loại giải trí như phim, âm nhạc, trò chơi. Nhưng bên cạnh đó có không ít tác hại do việc quá lạm dụng của các bạn học sinh, thanh niên. Ngoài những thông tin hữu ích, Internet còn chứa rất nhiều những thông tin mang tính chất đồi trụy; các trò chơi giải trí bạo lực khiến nhiều bạn trẻ nghiện bỏ rơi cuộc sống thực tại. Từ đó tệ nạn xã hội cũng xảy ra nhiều hơn như giết người, trộm cắp để thỏa cơn nghiện. Rất nhiều bạn mắc bệnh hoang tưởng từ những trò chơi khiến gia đình vô cùng lo lắng, xã hội vô cùng bức xúc. Có thể nói Internet cũng là nguyên nhân dẫn đến suy thoái đạo đức con người.

Bởi vậy, mỗi chúng ta hãy biết tự trang bị kiến thức về Internet cho bản thân để tránh tình trạng nghiện ngập. Các bậc phụ huynh, nhà nước, chính quyền, đặc biệt là trường học phải quan tâm, quản lí, giáo dục các bạn trẻ tránh xa những tư tưởng không lành mạnh, giúp đỡ người nghiện ngập quay về thế giới thực, không để họ mãi chìm đắm trong cái thế giới hư vô có thể giết người này.

Trong mỗi chúng ta, ai cũng xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp của cuộc sống, ai cũng có quyền thả mình vào Internet nhưng đừng lạm dụng nó, phải biết chắt lọc, biết dừng lại đúng lúc trước khi biến thành con nghiện.

“Hãy để chúng ta làm chủ Internet và đừng bao giờ để Internet điều khiển chúng ta”.

Viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet - Mẫu số 2:

"Nghiện internet" hiện được xem như một vấn nạn đang tiềm ẩn nhiều tác hại đối với các quốc gia phát triển trên thế giới. Đối tượng của nó không giới hạn ở riêng lứa tuổi nào mà đã tác động đến hầu hết tất cả mọi người.

Sự ra đời của internet đã đánh dấu một bước tiến lớn của cả nhân loại trong lĩnh vực kết nối thông tin toàn cầu. Với những ích lợi to lớn và những kiến thức mà nó mang lại trong hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, Internet đã được coi như một phương tiện không thể thiếu đối với con người. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt đẹp mà nó mang lại, thì những vấn đề phức tạp cũng bắt đầu nảy sinh. Trong đó, hiện tượng "lạm dụng internet", hay như cách mà các nhà khoa học thường gọi là tình trạng "nghiện internet" của không ít người đã trở thành một vấn đề nhức nhối thực sự đối với xã hội thời hiện đại.

Lượng thời gian mà giới trẻ hiện đang dành cho việc online thực sự đã gây nên tâm lí lo sợ đối với các bậc phụ huynh. Gia đình nào cũng đặt nhiều hy vọng rằng việc kết nối internet sẽ giúp cho thế hệ trẻ được tiếp cận với những kiến thức bổ ích trên nhiều lĩnh vực. Kết nối internet cũng có nghĩa là kết nối được với một thế giới rộng lớn, với những cơ hội học tập, nghiên cứu và hiểu biết sâu rộng hơn... Tuy nhiên, các gia đình cũng bắt đầu nhận ra rằng thay vì sử dụng internet cho những mục đích tốt đẹp mà họ đang mong đợi ở con em mình, những đứa trẻ hiếu động lại dễ dàng bị cuốn hút hàng giờ đồng hồ vào những hoạt động khác trên mạng như: chát trực tuyến, gửi mail cho bạn bè, chơi game online (trò chơi trực tuyến), hay làm quen với những người lạ, đôi khi thực hiện các hoạt động harker phá hoại...

Việc giữ cân bằng giữa sức khỏe với các hoạt động vui chơi, giải trí và các hoạt động khác cho giới trẻ vốn đã luôn là những thách thức không nhỏ đối với bậc phụ huynh. Song sự xuất hiện của internet và hội chứng "nghiện internet" đã làm cho vấn đề trở nên khó khăn gấp bội. Một điều hết sức tự nhiên khi những người trẻ tuổi sử dụng internet đó là chúng ta dễ dàng bị mê hoặc bởi những điều mới lạ, thú vị và bị cuốn hút tới mức không còn kiểm soát được thời gian. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, thực trạng của việc trẻ em say mê internet và game online đã lên đến mức báo động. Nhiều trường hợp do mải mê với mạng internet, những đứa trẻ thậm chí quên ăn, quên ngủ trong suốt nhiều ngày. Kết quả tất yếu của tình trạng này là sức khỏe, năng lực học tập của chúng bị ảnh hưởng và giảm sút nghiêm trọng. Gia đình và nhà trường cũng không nhận ra vấn đề cho đến khi nó bắt đầu trở thành mối đe dọa thực sự, trẻ bắt đầu có những hành vi cư xử kì lạ, sự phát triển tâm sinh lí bị rối loạn và rơi dần vào một chứng bệnh có tên gọi là: hội chứng "nghiện internet''.

Và kết cục, theo các chuyên gia tâm lí tại Trường đại học Harvard - Mĩ, chứng "nghiện internet" của giới trẻ phần nhiều là do sự buông lỏng quản lí từ phía gia đình và nhà trường đối với các hoạt động của chúng. Sự thiếu quan tâm này của người lớn đã dẫn tới sự thay đổi trong nhận thức của lớp trẻ, chúng bắt đầu xa lánh dần với thế giới bên ngoài và chìm dần vào thế giới game của riêng mình. Sự ham mê đối với game online ngày càng tăng lên và dần tới mức không thể kiểm soát được... Đó là hiện tượng thường thấy ở giới trẻ, song không ít trường hợp người lớn cũng mắc phải. Tại Bắc Kinh - Trung Quốc, nhiều gia đình đã thực sự bị ám ảnh về internet khi các phương tiện thông tin đại chúng của nước này cho biết: một người đàn ông 30 tuổi đã bị chết trên đường đến bệnh viện cấp cứu từ một cửa hàng internet. Ban đầu cảnh sát Trung Quốc nghi ngờ rằng người này đã tự tử, tuy nhiên sau khi tiến hành điều tra kĩ, người ta phát hiện ra rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết của người đàn ông này là do chơi game quá lâu và điều này đã khiến cho anh ta bị kiệt sức. Trước đó, rất nhiều trường hợp người chơi bị kiệt sức, bị ngất xỉu phải cấp cứu... đã diễn ra. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một sô' biện pháp nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng lạm dụng internet, và hiện tượng chơi game vô độ của giới trẻ nước này.

Không lâu sau đó, tại một số quốc gia châu Âu và châu Á, hiện tượng "nghiện game online" cũng đã khiến cho không ít người phải nhập viện trong tình trạng nguy cấp. Tại Anh, chứng "nghiện internet" được xem như một chứng bệnh tương tự tình trạng ''nghiện cờ bạc". Không riêng giới trẻ, mà kể cả người lớn cũng dễ dàng bị mắc phải chứng "nghiện' nguy hiểm này. Hàng loạt các hoạt động cờ bạc, cá độ diện ra qua mạng internet đã tạo nên một làn sóng những người "hâm mộ" đủ mọi lứa tuổi. Cờ bạc qua internet đã trở thành một tệ nạn phổ biến và không thể kiểm soát ở nhiều quốc gia phát triển. Theo các nhà khoa học Anh thuộc Trường đại học Queensland, có nhiều dấu hiệu khá tiêu biểu cho hội chứng này: người "nghiện internet" thường thờ ơ với tất cả các công việc khác, kể cả những việc quan trọng nhất; thường xảy ra hiện tượng xung đột bên trong tình trạng mất kiểm soát; luôn thèm muốn được sử dụng internet đến phát điên... và thường có thái độ, hành vi cư xử bất bình thường. Theo các nhà tâm lí học, các chuyên gia về lĩnh vực thần kinh, và các nhà xã hội học, "nghiện internet" cũng giống như chứng nghiện cờ bạc", nó không phải là một căn bệnh về thể chất thông thường, mà đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều: đó là một dạng bệnh lí học có liên quan đến thái độ và. hành vi xử sự của con người. Những người b mắc chứng "nghiện internet" hay "nghiện cờ bạc" đều gặp phải những áp lực, sự căng thẳng về thần kinh. Tại Mỹ, ước tính hiện có khoảng 27% dân sô' mắc phải chứng "nghiện" theo kiểu này. Khoảng 1,1% trong đó là những người nghiện cờ bạc qua mạng. Đây cũng là một trong những vâ'n đề khá nhức nhối tại Mỹ hiện nay. Chính phủ Mỹ và các tổ chức xã hội nước đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo về việc công dân Mỹ lạm dụng internet và thường xuyên sử dụng internet cho các hoạt động xâm nhập bất hợp pháp hoặc tấn công phá hoại dữ liệu máy tính. Hiện Mỹ cũng là quốc gia có số lượng người sử dụng internet vào mục đích phá hoại nhiều nhất thế giới, đa số họ đều là những người mắc hội chứng "nghiện internet". Các chuyên gia cảnh báo: trong tương lai, có thể hội chứng này sẽ còn tiếp tục phát triển với quy mô rộng lớn và tính chất phức tạp hơn nhiều. Và nếu như xã hội không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời, “nghiện internet” có thể sẽ trở thành một "đại dịch" chứ không đơn thuần là một hội chứng như hiện nay.

Internet có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Hãy làm mạng Internet trở nên thực sự văn minh và đúng với ý nghĩa của nó khi xuất hiện!

Lưu ý: Nội dung Mẫu viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet? chỉ mang tính chất tham khảo.

Mẫu viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet? Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 12 như thế nào?

Mẫu viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet? Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 12 như thế nào? (Hình từ Internet)

Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 12 như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 22/2021/BGDĐT có quy định về căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 12 như sau:

- Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.

- Giáo viên môn học căn cứ quy định tại điểm a khoản này nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.

- Giáo viên chủ nhiệm căn cứ quy định tại điểm a khoản này theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học sinh; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo các mức quy định tại mục trên.

Các mức đánh giá kết quả rèn luyện học kì của học sinh lớp 12?

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh trung học, theo đó các mức đánh giá kết quả rèn luyện học kì của học sinh lớp 12 bao gồm:

- Mức Tốt: học kì 2 được đánh giá mức Tốt, học kì 1 được đánh giá từ mức Khá trở lên.

- Mức Khá: học kì 2 được đánh giá mức Khá, học kì 1 được đánh giá từ mức Đạt trở lên; học kì 2 được đánh giá mức Đạt, học kì 1 được đánh giá mức Tốt; học kì 2 được đánh giá mức Tốt, học kì 1 được đánh giá mức Đạt hoặc Chưa đạt.

- Mức Đạt: học kì 2 được đánh giá mức Đạt, học kì 1 được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kì 2 được đánh giá mức Khá, học kì 1 được đánh giá mức Chưa đạt.

- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

Môn Ngữ văn lớp 12
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Top 4 mẫu bài nghị luận xã hội 400 chữ về ước mơ hoài bão của tuổi trẻ? Kiểu văn bản và thể loại ở môn Ngữ văn lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu dàn ý nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ lớp 12 chi tiết nhất? Các hình thức đánh giá học sinh THPT?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận 600 chữ về sự sáng tạo của tuổi trẻ trong cuộc sống? Trường hợp được xét đặc cách tốt nghiệp THPT?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet? Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 12 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp mẫu bài văn nghị luận về việc sử dụng mạng xã hội của giới trẻ hiện nay lớp 12? Học sinh sử dụng mạng xã hội phải ứng xử như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5 mẫu viết đoạn văn về nghề nghiệp tương lai của em? Các loại ngữ liệu sử dụng cho môn Ngữ văn lớp 12 có học về thư trao đổi việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn bàn về hiện tượng nghiện trò chơi điện tử của học sinh hiện nay? Học sinh lớp 12 không được làm những hành vi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5 đề thi cuối học kì 1 Ngữ văn 12 năm 2024 2025? Kiến thức văn học Ngữ văn 12 có học về Thơ trữ tình hiện đại không?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5 mẫu mở bài Việt Bắc học sinh giỏi? Học sinh lớp 12 có hành vi vô lễ với giáo viên có bị đuổi học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 3 mẫu bài văn nghị luận về ô nhiễm môi trường? Tổ chức thi kết thúc môn cho học sinh giáo dục nghề nghiệp THPT mấy lần trong năm?
Tác giả:
Lượt xem: 201
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;