Top 3 mẫu trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại? Môn Ngữ văn lớp 7 có quy trình viết ra sao?

Học sinh tham khảo các mẫu trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại ở môn Ngữ văn lớp 7? Môn Ngữ văn lớp 7 có hình thức đánh giá như thế nào?

Top 3 mẫu trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại?

Dưới đây là các mẫu trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại ở môn Ngữ văn lớp 7 mà các bạn học sinh có thể tham khảo:

Mẫu trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - Mẫu số 1

Ngày nay, trong xã hội hiện đại, khi giới trẻ được làm quen và tiếp cận nhiều với nền văn minh mới hiện đại và tiên tiến hơn, thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở nên cần thiết hơn bất cứ khi nào hết.

Thực trạng đang diễn ra mà ai cũng cảm nhận thấy đó là xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Con người chúng ta ngày càng được hòa nhập, cởi mở hơn với những nền văn hóa mới của nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại dường như quên đi nét đẹp, truyền thống văn hóa của chính đất nước mà chúng ta sinh ra và lớn lên - đất nước Việt Nam yêu dấu. Nhiều bản sắc đã bị mai một, giới trẻ lại ngày càng ít quan tâm và tìm hiểu về những truyền thống, bản sắc đó. Thay vào đó, giới trẻ có xu hướng theo đuổi và ưa chuộng những văn hóa các nước khác.

Hậu quả của việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau là những giá trị truyền thống tốt đẹp sẽ ngày càng bị mai một và mất dần đi. Những lễ hội, cuộc thi dân gian không còn được nhận nhiều sự quan tâm của con người hoặc chỉ mang dáng dấp hình thức. Nhiều người trẻ hiện nay thậm chí còn không hiểu biết về nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của các nước trên thế giới. Chính những điều này đã làm con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

Đứng trước thực trạng đáng báo động trên, là những người trẻ chúng ta - những thế hệ tương lai của đất nước, cần phải làm gì để khắc phục? Theo đó, trước hết, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh cần phải tìm hiểu, trau dồi những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, có trách nhiệm giữ gìn và phát huy thật tốt những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần phải tổ chức nhiều hơn những hoạt động tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức đúng đắn về giữ gìn bản sắc dân tộc. Gia đình, cộng đồng cũng phải cùng chung sức, đồng lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hóa đó để không bị phai nhạt trong các luồng văn hóa khác.

Tóm lại, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả những con người Việt Nam chúng ta. Vì thế, chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống đó để nó ngày càng đẹp đẽ và phát triển rộng rãi hơn.

Mẫu trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - Mẫu số 2

Mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại từ xưa đến nay vẫn luôn là một đề tài nóng hổi được nhiều người quan tâm, xôn xao và bàn tán.

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, với sự đổi ngôi của nhiều giá trị văn hóa. Dường như các nét đẹp văn hóa truyền thống có vẻ như đang dần lép vế, mất đi vị trí vốn có. Nhưng sự thật không phải như vậy. Bởi những nét văn hóa truyền thống đó đã chảy xuôi theo dòng lịch sử, sống trong huyết quản của mỗi người. Nó chỉ tạm nhường chỗ cho những cái mới, cái trẻ trung được thể hiện, chứ không hề biến mất. Mà chỉ là chờ một dịp thích hợp, một thời điểm lý tưởng để hiện lên. Điều này có thể thấy rõ trong những ngày lễ quan trọng, các sự kiện trọng đại, các lễ hội lớn… người Việt ta vẫn lựa chọn mặc trang phục truyền thống, nấu các món ăn truyền thống, tổ chức nghi lễ và đón khách theo cách truyền thống mà bao đời nay cha ông truyền lại. Không chỉ vậy, còn có một tín hiệu đáng mừng hơn, là các thế hệ gen Z, gen Alpha đang ngày càng coi trọng các nét đẹp văn hóa truyền thống hơn và thể hiện tình yêu của mình một cách trực tiếp. Các bạn ứng dụng rộng rãi hơn các trang phục, điệu nhảy, bài hát truyền thống vào cuộc sống hàng ngày, chia sẻ rộng rãi lên các trang mạng xã hội. Không chỉ vậy, ngày càng nhiều các bạn trẻ chọn lui về tìm hiểu, phát triển và quảng bá rộng rãi hơn các nét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt đến khắp nơi trên thế giới.

Từ hình dáng của các bạn trẻ, sức sống của văn hóa truyền thống đang dần bùng lên mạnh mẽ hơn, hiện diện rõ rệt hơn trong cuộc sống ngày nay. Chúng tồn tại song hành, hòa hợp với các nét văn hóa hiện đại, cùng nhau đưa đất nước ngày càng phát triển, hội nhập hơn.

Mẫu trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - Mẫu số 3

Truyền thống và hiện đại là hai yếu tố tưởng chừng như luôn xung đột nhau trong tiến trình phát triển của nhân loại. Tuy nhiên, trong thực tế, thì chúng luôn tồn tại song hành với nhau, không thể tách rời.

Văn hóa truyền thống là một khái niệm tương đối rộng. Nhưng hiểu một cách đơn giản thì đó là những gì mà cha ông để lại cho chúng ta, truyền từ đời này qua đời khác. Đó là các món ăn, trang phục, tập tục, lời ăn tiếng nói, rồi các lễ hội trong năm. Chúng đều mang những ý nghĩa tích cực, mang đậm chất riêng biệt của dân tộc nên được lưu giữ, truyền qua nhiều đời và trở thành truyền thống.

Xã hội ngày càng hiện đại với nhiều cái mới, cái tiện nghi. Nhưng song song với nó các nét đẹp truyền thống vẫn luôn hiện diện. Có thể cuộc sống xô bồ làm chúng ta tạm cất chúng đi, nhưng vào các ngày lễ, các dịp quan trọng thì chúng lại nở rộ, lại hiện diện. Tiêu biểu nhất, chính là những tà áo dài, những bộ váy dân tộc… được mặc vào những ngày quan trọng, các sự kiện đặc biệt của mọi người. Chẳng phải trước các cột mốc, người ta vẫn chọn nét đẹp của trang phục truyền thống đấy ư?

Giá trị cao cả của văn hóa truyền thống đó, chính là ở mặt tinh thần. Nó gắn kết con cháu với cha ông, gắn liền những giai đoạn lịch sử. Cho chúng ta biết mình là con cháu của ai, biết đất nước này đã đi qua những gì. Văn hóa truyền thống đem đến sự tự hào dân tộc, tình yêu quê hương mãnh liệt trong mỗi con người.

Và cũng như tinh thần yêu nước, văn hóa truyền thống là bất diệt, là trường tồn mãi trong mỗi trái tim chúng ta.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Top 3 mẫu trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại?

Top 3 mẫu trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại? Môn Ngữ văn lớp 7 có quy trình viết ra sao? (Hình ảnh từ Internet)

Môn Ngữ văn lớp 7 có quy trình viết ra sao?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định về môn ngữ văn lớp 7 như sau:

- Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu);

- Tìm ý và lập dàn ý;

- Viết bài;

- Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

Môn Ngữ văn lớp 7 có hình thức đánh giá như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:

(1) Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.

(2) Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học (1); kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

Như vậy môn ngữ văn lớp 7 được đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số.

Môn ngữ văn lớp 7
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Con mối và con kiến? Học sinh lớp 7 được khen thưởng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 3+ bài biểu cảm về ngày tết cổ truyền? Tổng hợp quy định về kiến thức Tiếng Việt môn Ngữ văn của học sinh lớp 7?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu soạn bài Ếch ngồi đáy giếng ngắn nhất? Phương pháp đánh giá học sinh tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường? Học sinh lớp 7 khi đi học phải có quy tắc ứng xử như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 3 mẫu trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại? Môn Ngữ văn lớp 7 có quy trình viết ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận ôn thi học kì lớp 7? Văn bản thông tin môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cầu cần đạt gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường? Đặc điểm và chức năng của thành ngữ được học ở lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích bài thơ Rằm tháng Giêng chi tiết nhất 2025? Ai lựa chọn sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 7?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn văn 7 Đẽo cày giữa đường ngắn nhất? Sách giáo khoa Ngữ văn của học sinh lớp 7 lựa chọn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phân tích nhân vật An trong Đi lấy mật đạt điểm cao nhất? Chương trình học của học sinh lớp 7 do ai ban hành?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 4199

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;