Mẫu phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa lớp 9? Số lần xét công nhận tốt nghiệp THCS trong một năm đối với học sinh lớp 9?

Học sinh tham khảo mẫu phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa? Học sinh lớp 9 có bao nhiêu lần xét công nhận tốt nghiệp THCS trong một năm?

Mẫu phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa lớp 9?

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một tác phẩm ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa và những con người lao động âm thầm, cống hiến cho đất nước. Để phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, cần tập trung làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật xây dựng nhân vật và giá trị nhân văn sâu sắc mà tác phẩm mang lại.

Dưới đây là mẫu phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa mà học sinh có thể tham khảo.

Lặng lẽ Sa Pa một trong những tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nguyễn Thành Long. Tác phẩm được sáng tác trong một lần tác giả đi công tác tại Lào Cai. Tác phẩm là lời ca ngợi cuộc sống và con người lao động bình dị, lặng lẽ cống hiến tuổi xuân cho đất nước. Bằng một giọng văn tình cảm, nhẹ nhàng Nguyễn Thành Long đã tạo nên một thiên truyện thấm đẫm chất trữ tình từ khung cảnh thiên nhiên đến con người.

Chất trữ tình trong tác phẩm trước hết là ở bức tranh thiên nhiên thẫm đẫm chất thơ, mơ mộng và đầy lãng mạn. Mỗi khi nhắc đến Sa Pa có lẽ người ta chỉ nghĩ đến những khung cảnh lạnh lẽo, với mừa phùn rả rích, cái lạnh thấm vào da thịt và cảnh vật. Nhưng Sa Pa dưới ngòi bút Nguyễn Thành Long lại hiện lên rất khác, rất mộng mơ, trữ tình. Đó là những rặng đào, vơi những chú bò cổ đeo chuông đang thủng thẳng gặm cỏ ở thung lũng hai bên đường. Và cả một thiên đường đã vẽ ra trước mặt tác giả, bằng con mắt tinh tế và vô cùng tài hoa, người nghệ sĩ già đã vẽ ra trươc mắt người đọc thật tuyệt mĩ: “Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc, dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi suống đường cái, luôn cả vào gầm xe”. Bằng điểm nhìn từ trên cao hạ thấp dần xuống dưới người họa sĩ đã nắm bắt trọn vẹn cái thần, cái hồn của cảnh vật. Bức tranh thiên thiên Sa Pa tươi sáng, rực rỡ với ánh nắng ngập đầy đã khiến cả không gian trở nên ấm áp, và dường như ánh nắng vàng óng ả kia như những cai mật ông, rót xuống triền thung lũng, cỏ cây khiến chúng ngọt ngào hơn bao giờ hết. Hòa trong khung cảnh ấy là cái bồng bềnh, lãng đãng trôi của những đám mây. Chính trong khung cảnh đó đã tạo nên cuộc gặp đầy chất trữ tình ở phía sau.

Chất chữ tình của tác phẩm không chỉ ở khung cảnh nên thơ, lãng mạn mà còn toát lên từ chính cuộc sống của người thanh niên “cô độc” trên đỉnh Yên Sơn. Anh thanh niên quê ở Lào Cai, anh hai mươi bảy tuổi – cái tuổi đầy hoài bão, mơ ước được bay nhảy, nhưng anh lại lựa chọn cho mình một cuộc sống rất khác đó là làm việc khí tượng một mình tại đỉnh Yên Sơn hoang vu. Bác lái xe vẫn gọi anh là kẻ cô độc nhất thế gian, lần anh thèm người quá phải lấy khúc gỗ chắn ngang đường, lần ấy cũng tạo nên cơ duyên để anh được gặp bác lái xe, sau là ông họa sĩ và cô kĩ sư. Anh thèm được trò chuyện, được quan tâm và yêu thương, chứ không phải sự thèm người và chốn phồn hoa đô hội đơn thuần. Anh thanh niên đã từng quan niện, bản thân và công việc là một đôi, vậy sao có thể gọi là một mình được, khi trò chuyện cùng bác họa sĩ.

Dưới con mắt của nhà họa sĩ, đầy mộng mơ mà cũng hết sức thực tế, cuộc sống anh thanh niên hiện lên thật giản dị, mộc mạc mà cũng hết sức thơ mộng. Anh thanh niên sống trong một ngôi nhà ba gian nhỏ, bàn ghế được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ cùng những phương tiện, công cụ làm việc của anh: biểu đồ, thông kê, máy bộ đàm. Và nơi nhỏ góc phòng chính là chiếc giường đơn và cái giá sách. Sống một mình nhưng cuộc sống của anh hết sức gọn gàng ngăn nắp. Anh làm việc đúng giờ, dù giờ ốp có vào một giờ đêm giá rét anh vẫn dạy thực hiện nhiệm vụ của mình. Để làm cho đời sống thêm phong phú, sau những giờ làm việc mệt nhọc anh thanh niên còn nuôi gà và có một giá sách hết sức đồ sộ nhờ sự giúp đỡ của bác lái xe. Anh thanh nien biết làm cho cuộc sống của mình thêm phong phú, ý nghĩa, biết liên tục trau dồi tri thức cho bản thân.

Cuộc sống của anh đâu chỉ có ngăn nắp, gọn gàng mà ta còn thấy một nét vẽ rất khác trong cung cách sinh hoạt ấy, đó là cuộc sông đầy mộng mơ, lãng mạn với vườn hoa vô vàn màu sắc trước cửa nhà. Những bông hoa dơn, hoa thược dược rực rỡ,… không khỏi làm cho cô kĩ sư xúc động, tự nhiên nhận lấy bó hoa người con trai trao tặng cho cô. Quả là dưới con mắt của người nghệ sĩ, mọi sự vật đều trở nên nên thơ hơn, trữ tình hơn. Và chính trong khung cảnh đầy lãng mạn ấy đã bồi đắp, khiến cho cô kĩ sư vững tâm hơn với lựa chọn của mình, bỏ lại sau lưng mối tình nhạt nhẽo, đem thanh xuân của mình cống hiến cho đất nước.

Không chỉ lãng mạn, thơ mộng, chất trữ tình còn toát lên từ chính tính cách của anh thanh niên. Anh là người chu đáo, hết sức quan tâm đến mọi người, nào củ tam thất dành cho vợ bác lái xe tẩm bổ, nào là giỏ trứng cho bố con cô họa sĩ ăn dọc đường và bó hoa to anh dành tặng cho cô kĩ sư, đã đem đến cho cô biết bao niềm tin và động lực về quyết định của mình. Không chỉ vậy anh còn là người có trách nhiệm với công việc. Mưa gió, cái lạnh thấu da cũng không thể cản bước chân anh, anh vẫn hoàn thành các giờ ốp, báo đều đặn về cho “nhà” hoàn thành nhiệm vụ được giao. Niềm hạnh phúc của anh thật giản dị và chân thành, đó là khi báo được đám mây khô, giúp ta tiêu diệt lực lượng địch. Và anh còn là một con người hết sức khiêm tốn. Khi nhận thấy bác họa sĩ anh vẽ mình anh đã vội vàng xua tay và giới thiệu những người đáng để vẽ hơn. Những nét tính cách đẹp đẽ đó đã góp phần làm nên chất trữ tình đậm nét cho tác phẩm.

Cả tác phẩm bang bạc chất thơ, thẫm đẫm tình người từ khung cảnh cho đến con người lao động. Bằng những cảm nhận tinh tế và hết sức tài hoa, Nguyễn Thành Long đã đem đến một cái nhìn mới về thiên nhiên Sa Pa, một cái nhìn đúng về thế hệ trẻ trong thời kì xây dựng đất nước. Anh thanh niên chính là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam, cống hiến tuổi xuân, sức lực vì quê hương, tổ quốc.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.

Mẫu phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa lớp 9? Số lần xét công nhận tốt nghiệp THCS trong một năm đối với học sinh lớp 9?

Mẫu phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa lớp 9? Số lần xét công nhận tốt nghiệp THCS trong một năm đối với học sinh lớp 9? (Hình từ Internet)

Số lần xét công nhận tốt nghiệp THCS trong một năm đối với học sinh lớp 9 là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 3 Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT quy định về số lần xét công nhận tốt nghiệp THCS trong một năm đối với học sinh lớp 9 như sau:

- Đối với các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở: Tổ chức xét công nhận tốt nghiệp nhiều nhất 02 lần.

+ Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ nhất được thực hiện ngay sau khi kết thúc năm học.

+ Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ hai (nếu có) được thực hiện trước khai giảng năm học mới.

- Đối với các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở: Tổ chức xét công nhận tốt nghiệp ít nhất 01 lần ngay sau khi kết thúc năm học.

Điều kiện công nhận tốt nghiệp THCS của học sinh lớp 9 là gì?

Căn cứ Điều 4 Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT quy định về điều kiện công nhận tốt nghiệp THCS của học sinh lớp 9 như sau:

- Không quá 21 tuổi (tính theo năm) đối với học sinh học hết Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở; từ 15 tuổi trở lên (tính theo năm) đối với học viên học hết Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở.

Trường hợp học sinh ở nước ngoài về nước, học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, thực hiện theo quy định về độ tuổi theo cấp học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đã hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở.

- Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT.

Môn ngữ văn lớp 9
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn viết bài văn nghị luận 500 chữ về cách ứng xử khi bị so sánh? Môn Ngữ văn lớp 9 có những kiến thức văn học nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách viết bài văn nghị luận để thuyết phục người khác? Yêu cầu đối với việc lựa chọn văn bản dạy học trong môn Ngữ văn?
Hỏi đáp Pháp luật
Ôn thi tuyển sinh lớp 10 hướng dẫn viết một đoạn văn trình bày quan điểm đối với một đoạn thơ? Nguyên tắc tuyển sinh lớp 10 năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa lớp 9? Số lần xét công nhận tốt nghiệp THCS trong một năm đối với học sinh lớp 9?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận xã hội 200 chữ về tinh thần hiếu học ở giới trẻ hiện nay? Môn ngữ văn lớp 9 có yêu cầu cần đạt gì về đọc hiểu hình thức?
Hỏi đáp Pháp luật
Truyện Truyền kỳ là gì? Nhiệm vụ của học sinh lớp 9 trong trường học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Vai trò yếu tố kỳ ảo trong truyện truyền kỳ là gì? Học sinh lớp 9 được học kiến thức văn học nào trong môn Ngữ văn?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các mẫu viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện hay nhất? Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn nghị luận về con người trong mối quan hệ với tự nhiên lớp 9? Môn Ngữ văn lớp 9 đánh giá thường xuyên mấy lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn lập dàn ý về hiện tượng nghiện mạng xã hội của nhiều bạn trẻ hiện nay? Lướt mạng xã hội trong giờ học có bị nghiêm cấm?
Tác giả:
Lượt xem: 48

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;