Mẫu đề thi giữa kỳ 1 môn Hóa học lớp 11 chương trình sách Kết nối tri thức? Môn Hóa học lớp 11 sẽ học những gì?
Mẫu đề thi giữa học kỳ 1 môn Hóa học lớp 11 của chương trình sách Kết nối tri thức?
Dưới đây là mẫu đề thi giữa kỳ 1 môn Hóa học lớp 11 của chương trình sách Kết nối tri thức:
Đề thi Giữa kỳ 1 - Kết nối tri thức
Môn: Hoá học lớp 11
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Trong phản ứng một chiều, chất sản phẩm có thể phản ứng với nhau để tạo thành chất đầu.
B. Trong phản ứng thuận nghịch, chất sản phẩm không thể phản ứng với nhau để tạo thành chất đầu.
C. Phản ứng một chiều là phản ứng luôn xảy ra không hoàn toàn.
D. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng một điều kiện.
Câu 2. Khi ở trạng thái cân bằng, nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Tốc độ phản ứng thuận nhỏ hơn tốc độ phản ứng nghịch.
C. Nồng độ chất sản phẩm luôn lớn hơn nồng độ chất đầu.
D. Nồng độ các chất không thay đổi.
Câu 3. Sự điện li là
A. quá trình phân huỷ các chất thành chất mới khi hoà tan vào nước.
B. quá trình kết hợp giữa các ion thành phân tử trong dung dịch.
C. CuCl2.
D. NaOH.
Câu 5. Giá trị pH của một dung dịch được tính theo biểu thức nào sau đây?
A. pH = −log[H+].
B. pH = 14 + log[H+].
C. pH = 14 −log[OH-].
D. pH = log[OH−]
Câu 6. Dịch vị dạ dày của người bình thường có pH trong khoảng 1,5 – 3,5. Môi trường của dịch vị dạ dày là
A. môi trường base.
B. môi trường acid.
C. môi trường trung tính.
D. môi trường trung hoà.
Câu 7. Theo thuyết acid – base của Bronsted – Lowry, base là
A. chất nhận electron.
B. chất cho electron.
C. chất nhận proton.
D. chất cho proton.
Câu 8. Trong tự nhiên, nguyên tố nitrogen (N) tồn tại ở dạng nào sau đây?
A. Tồn tại ở cả dạng đơn chất và dạng hợp chất.
B. Chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.
C. Chỉ tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ.
D. Chỉ tồn tại ở dạng hợp chất vô cơ.
Câu 9. Đặc điểm cấu tạo của phân tử N2 là
A. có 1 liên kết ba.
B. có 1 liên kết đôi.
C. Có 2 liên kết đôi.
D. có 2 liên kết ba.
Câu 10. Dạng hình học của phân tử ammonia là
A. hình tam giác đều.
B. hình tứ diện đều.
C. đường thẳng.
D. hình chóp tam giác.
Câu 11. Cho vài giọt phenolphthalein vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành
A. màu hồng.
B. màu vàng.
C. màu đỏ.
D. màu xanh.
Câu 12. Muối nào sau đây tan tốt trong nước?
A. CaCO3.
B. BaSO4.
C. NH4Cl.
D. AgCl.
Câu 13. Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch NH4Cl, đun nóng thì thấy thoát ra
A. một chất khí màu lục nhạt.
B. một chất khí không màu, mùi khai, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.
C. một chất khí màu nâu đỏ, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.
D. chất khí không màu, không mùi.
Câu 14. Nhóm các kim loại đều không phản ứng được với HNO3?
A. Al, Cu.
B. Au, Pt.
C. Mg, Au.
D. Ag, Pt.
Câu 15. HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường chuyển sang màu vàng là do
A. HNO3 tan nhiều trong nước.
B. dung dịch HNO3 là acid mạnh.
C. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
D. HNO3 tinh khiết kém bền, bị phân huỷ một phần giải phóng NO2.
Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm cấu tạo của phân tử nitric acid?
A. Nguyên tử nitrogen có số oxi hoá +5, là số oxi hoá cao nhất của nitrogen.
B. Liên kết O – H phân cực mạnh về phía nguyên tử oxygen.
C. Liên kết N → O là liên kết ion.
D. Liên kết N → O là liên kết cho – nhận.
Câu 17. Biểu thức nào sau đây là biểu thức hằng số cân bằng (KC) của phản ứng:
Câu 18. Cho các cân bằng hoá học:
Khi thay đổi áp suất số cân bằng hóa học bị chuyển dịch là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 19. Cho cân bằng (trong bình kín) sau:
Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác.
Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là:
A. (1), (4), (5).
B. (1), (2), (3).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (2), (4).
Câu 20. Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng?
A. HBR → H+ + Br−.
B. HCOOH ⇌⇌ HCOO− + H+.
C.
D.
Phần II: Tự Luận
Câu 1: Trong dung dịch muối CoCl2 (màu hồng) tồn tại cân bằng hoá học sau:
Dự đoán sự biến đổi màu sắc của ống nghiệm đựng dung dịch CoCl2 trong các trường hợp sau:
a) Thêm từ từ HCl đặc.
b) Ngâm ống nghiệm vào cốc nước nóng.
Câu 2: Hãy cho biết dung dịch phèn sắt (NH4Fe(SO4)2.12H2O) có môi trường acid hay base. Vì sao người ta có thể dùng phèn sắt để loại bỏ các chất lơ lửng trong nước?
Câu 3: Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối đối với H2 bằng 3,6. Nung nóng X trong bình kín có bột Fe xúc tác, thu được hỗn hợp khí Y có số mol giảm 8% so với ban đầu. Xác định hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3.
-------Hết-------
Lưu ý: Mẫu đề thi giữa học kỳ 1 môn Hóa học lớp 11 trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Học sinh cần kết hợp ôn tập với đề cương ôn thi giữa học kỳ 1 môn Hóa học cảu giáo viên trên lớp để đạt được kết quả tốt nhất.
Mẫu đề thi giữa học kỳ 1 môn Hóa học lớp 11 chương trình sách Kết nối tri thức? Môn Hóa học lớp 11 sẽ học những gì? (Hình từ Internet)
Môn Hóa học lớp 11 học những nội dung gì?
Theo tiểu mục 1. Mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học ban hành kèm Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, các nội dung sẽ học ở môn Hóa học lớp 11 bao gồm:
Kiến thức cơ sở hoá học chung
- Cân bằng hóa học
Hoá học vô cơ
- Nitrogen và Sulfur
Hoá học hữu cơ
- Đại cương về Hoá học hữu cơ
- Hydrocarbon
- Dẫn xuất halogen - Alcohol - Phenol
- Hợp chất carbonyl (Aldehyde - Ketone) - Carboxylic acid
Mục tiêu của chương trình giáo dục phôt thông môn Hóa học lớp 11 là gì?
Theo quy định tại Mục III Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học ban hành kèm Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học được xác định như sau:
- Môn Hoá học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực hoá học; đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là thế giới quan khoa học;
- Hứng thú học tập, nghiên cứu; tính trung thực; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân.
- Mẫu viết đoạn văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua lớp 8? Mục tiêu của môn Ngữ văn lớp 8?
- Mẫu đoạn văn kể về gia đình của em lớp 6 chọn lọc hay nhất? Học sinh lớp 6 được học các môn tự chọn nào?
- Lịch Sử lớp 12 tóm tắt Liên Xô và Đông Âu 1945-1970 đầy đủ và chi tiết? Quan điểm xây dựng chương trình môn lịch sử lớp 12 như thế nào?
- Ý nghĩa của bài đọc Nhím nâu kết bạn? Chương trình giáo dục môn Tiếng Việt học sinh lớp 2 góp phần xây dựng mục tiêu chung ra sao?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về trí tuệ nhân tạo? Học sinh lớp mấy bước đầu viết bài văn nghị luận xã hội?
- Mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu của giáo viên năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu bản cam kết?
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?