Mẫu bản kiểm điểm nhận lỗi dành cho học sinh là mẫu nào?
Mẫu bản kiểm điểm nhận lỗi dành cho học sinh là mẫu nào?
Bản kiểm điểm là một hình thức tự nhận lỗi và hứa sửa chữa sai lầm thường được sử dụng trong môi trường giáo dục. Khi học sinh mắc lỗi, việc viết bản kiểm điểm giúp em hiểu rõ hơn về hành vi sai trái của mình, đồng thời thể hiện thái độ thành khẩn muốn sửa chữa.
Cấu trúc chung của một mẫu bản kiểm điểm nhận lỗi dành cho học sinh như sau:
Tiêu đề: Bản kiểm điểm (hoặc Bản tự kiểm điểm)
Thông tin cá nhân: Họ và tên, lớp, ngày sinh, ngày viết bản kiểm điểm.
Nội dung vi phạm: Mô tả chi tiết hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm xảy ra.
Nguyên nhân vi phạm: Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm (có thể do chủ quan hoặc khách quan).
Hậu quả: Nêu rõ những hậu quả mà hành vi vi phạm gây ra cho bản thân, cho người khác và cho tập thể lớp.
Lời hứa khắc phục: Cam kết sẽ không tái phạm và những hành động cụ thể để sửa chữa lỗi lầm.
Chữ ký của học sinh, phụ huynh/người giám hộ và giáo viên chủ nhiệm.
BẢN KIỂM ĐIỂM NHẬN LỖI Họ và tên:................................................................................................. Lớp:......................................................................................................... Ngày sinh:.................................................................................................. Ngày viết:.................................................................................................. Em xin nhận lỗi về hành vi vi phạm nội quy nhà trường như sau: Nội dung vi phạm: ....................................................................................... Thời gian, địa điểm: ....................................................................................... Nguyên nhân: ................................................................................................. Hậu quả: ................................................................................................. Em xin hứa sẽ: Không tái phạm: ....................................................................................... Khắc phục: ................................................................................................. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô và nhà trường đã nhắc nhở và tạo điều kiện cho em sửa chữa lỗi lầm. Học sinh (Ký và ghi rõ họ tên) Phụ huynh/Người giám hộ (Ký và ghi rõ họ tên) Giáo viên chủ nhiệm (Ký và ghi rõ họ tên) |
Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm nhận lỗi - Tên, ngày tháng năm sinh, nơi ở, chức vụ của người viết bản kiểm điểm. - Nội dung kiểm điểm, nêu rõ hành vi vi phạm, nguyên nhân, hậu quả của hành vi vi phạm. - Lời hứa sửa sai và khắc phục hậu quả. - Ký và ghi rõ họ tên của người viết bản kiểm điểm. Cách viết bản kiểm điểm cấp 3 cho mọi tình huống đơn giản được hướng dẫn như sau: [1] Kính gửi: Ghi rõ người nhận bản kiểm điểm như. Ví dụ: Thầy (Cô) GVCN Nguyễn Văn A... hoặc Ban Giám hiệu Trường.... [2] Thông tin của học sinh viết bản kiểm điểm. Ví du: Em tên là Nguyễn Văn A...Học sinh lớp 9B [3] Lý do viết bản kiểm điểm: Ví dụ: Đi học trễ vào ngày..... Nguyên nhân: do xe buýt bị hư xe giữa đường. Nói chuyện trong giờ học hay trốn học ngày...... Nguyên nhân do bị bạn bè lôi kéo, rủ rê. [4] Lời cam kết:Cần bày tỏ thái độ thành khẩn và có ý thức sửa sai. Học sinh cũng cần đưa ra các biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm của mình. Ví dụ: Em xin hứa sẽ không tái phạm nữa và hứa sẽ đi học đúng giờ, không để xảy ra tình trạng đi học muộn/ sẽ cố gắng học tập, không nghe lời rủ rê của bạn. Nếu có tái phạm, em xin chịu mọi hình thức kỷ luật từ phía nhà trường. [5] Chữ ký học sinh. |
>>> Tải về Bản kiểm điểm nhận lỗi mới nhất 2024.
*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.
Mẫu bản kiểm điểm nhận lỗi dành cho học sinh là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Khi học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học thì có bị báo về phụ huynh hay không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 38 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Khen thưởng và kỷ luật
...
2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
a) Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
b) Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
c) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khi học sinh cấp 3 vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập sẽ bị xử lý kỷ luật theo các hình thức sau:
[1] Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
[2] Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
[3] Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, thấy rằng việc thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm là một trong những hình thức xử lý kỷ luật đối với các bạn học sinh.
Học sinh có được sử dụng diện thoại trong trường hay không?
Căn cứ theo Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT cũng có quy định rằng:
[1] Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
[2] Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
[3] Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
[4] Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
[5] Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
[6] Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
[7] Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thấy rằng học sinh sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép là một trong các hành vi bị cấm.
- Ý nghĩa của bài đọc Nhím nâu kết bạn? Chương trình giáo dục môn Tiếng Việt học sinh lớp 2 góp phần xây dựng mục tiêu chung ra sao?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về trí tuệ nhân tạo? Học sinh lớp mấy bước đầu viết bài văn nghị luận xã hội?
- Mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu của giáo viên năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu bản cam kết?
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?