Mẫu bài văn phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa? Học sinh lớp 8 được học những kiến thức văn học nào trong môn Ngữ văn?
Mẫu bài văn phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa?
Lặng lẽ Sa Pa là tác phẩm thuộc chương trình giáo dục môn Ngữ văn lớp 8.
Dưới đây là mẫu bài văn phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa mà học sinh có thể tham khảo:
Bài văn phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) là một trong tác giả xuất sắc chuyên viết truyện ngắn với những con người ở hậu phương luôn âm thầm, lặng lẽ cống hiến hết mình cho đất nước, tổ quốc. Và một trong những nhân vật tiêu biểu nhất phải kể đến nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" sáng tác năm 1970. Anh thanh niên được tác giả giới thiệu qua nhân vật bác lái xe là người 27 tuổi, sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m. Ở đó là một khung cảnh vô cùng khắc nghiệt với bốn bề là mây mù, hiểm trở. Vì thế, đã có những lúc anh thèm người đến nỗi phải tự chặt cây chắn đường chỉ để được gặp người - đó là lúc anh mới lên công tác. Với công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu chuyên "đo gió, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất...". Công việc này đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Nhưng dù ở nơi cô đơn, hẻo lánh nhất của đất nước anh vẫn không bỏ quên nhiệm vụ của mình, thậm chí những lúc gió rét nhất của 1 giờ sáng anh cũng không ngại khó để hoàn thành. Qua đó, ta có thể thấy được một vẻ đẹp đáng trân trọng về anh thanh niên, một người trẻ tuổi dám đương đầu sự thử thách công việc nơi cô đơn, vắng vẻ. Anh thanh niên mang nhiều phẩm chất tốt đẹp về suy nghĩ, lý tưởng cũng như tình cảm cao đẹp. Anh luôn sống gắn bó với sự nghiệp đất nước, có trách nhiệm với cuộc đời, không ngừng cống hiến lý tưởng cho đất nước. Điều đó được biểu qua hành động xin xung phong đi bộ đội khi đất nước có chiến tranh nhưng không thành nên anh lại xung phong làm khí tượng trên núi cao. Và với công việc thầm lặng của mình, anh luôn yêu quý và say mê bởi vì anh ý thức được công việc đơn giản này vô cùng hữu ích cho cuộc sống và cho nhiều người khác. Ta càng khâm phục tinh thần làm việc đầy trách nhiệm của anh hơn khi giữa hoàn cảnh lạnh lẽo, heo vắng ấy anh lại xem công việc là bạn "công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn chết mất". Cũng nhờ suy nghĩ ấy mà anh không hề cảm thấy cô đơn trên đỉnh núi Yên Sơn, nhưng ngược lại anh vô cùng hạnh phúc. Nhờ suy nghĩ đẹp về công việc ấy khiến anh thêm yêu cuộc sống và con người xung quanh hơn, giúp anh có thêm nghị lực để vươn lên. Bên cạnh đó, anh cũng làm việc rất hiệu quả, anh đã góp phần vào chiến công chung của dân tộc, chiến công vẻ vang nhất phải kể đến là "giúp bộ đội hạ được nhiều máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng nhờ phát hiện đám mây khô". Những hành động đẹp của anh thanh niên không dừng lại ở đó. Mặc dù đạt được nhiều thành tích đáng khen ngợi trong công việc nhưng anh không ngừng, nỗ lực học hỏi để hoàn thiện mình hơn. Anh không ngừng đọc sách để nâng cao trình độ hiểu biết, anh xem sách là bạn, là niềm vui trong cuộc sống. Qua những chi tiết trên, ta có thể thấy được hình ảnh anh thanh niên là một người lạc quan, biết vươn lên trong cuộc sống, yêu nghề và làm việc có trách nhiệm. Đặc biệt, anh thanh niên còn là người giàu tình cảm, mến khách. Dù củ tam thất đối với anh vô cùng cần thiết nhưng anh sẵn sàng tặng bác lái xe khi nghe tin vợ bác bị ốm hay anh tặng cô kỹ sư một bó hoa và tặng giỏ trứng gà cho bác họa sĩ. Anh cũng luôn tự hào về người bố đi bộ đội của mình và khao khát gặp nói chuyện với mọi người. Ngoài ra, anh thanh niên còn nổi bật với đức tính khiêm nhường đáng trân trọng. Khi bác họa sĩ ngỏ ý muốn vẽ chân dung anh, anh đã từ chối, thay vào đó giới thiệu những người mà anh cho là xứng đáng hơn, như ông kỹ sư vườn rau hay cán bộ nghiên cứu sét. Thông qua việc miêu tả vẻ đẹp từ lối sống của anh, tác giả Nguyễn Thành Long đã làm nổi bật hình ảnh những con người lao động thầm lặng. Họ không ai nhớ mặt, đặt tên, nhưng họ chính là những người âm thầm xây dựng đất nước. Với nghệ thuật kể chuyện sinh động và ngôn ngữ chân thật, Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công hình ảnh anh thanh niên trẻ tuổi, có lý tưởng và khát vọng, là một chân dung tiêu biểu của những người lao động thầm lặng. Anh là đại diện cho thế hệ trẻ yêu nước, sống lạc quan và cống hiến cho quê hương, âm thầm nhưng mạnh mẽ trong sự hy sinh như một đóa hoa nở trên đỉnh Sa Pa lộng gió. |
Lưu ý: bài văn phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa chỉ mang tính tham khảo
Mẫu bài văn phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa? Học sinh lớp 8 được học những kiến thức văn học nào trong môn Ngữ văn? (HÌnh từ Innternet)
Học sinh lớp 8 được học những kiến thức văn học nào trong môn Ngữ văn?
Căn cứ Mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì trong môn Ngữ văn, học sinh lớp 8 được học những kiến thức văn học sau:
- Tưởng tượng trong tác phẩm văn học
- Nhan đề và cách đặt nhan đề văn bản
- Đề tài và chủ đề, cách xác định chủ đề; kết cấu
- Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ trong truyện cười, truyện lịch sử
- Cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến
- Các thủ pháp nghệ thuật chính của thơ trào phúng
- Một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối
- Một số yếu tố hình thức của một bài thơ: từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc
- Xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng trong kịch bản văn học (hài kịch)
- Một số yếu tố hình thức của thơ tự do (sáu, bảy chữ): số lượng câu, chữ, vần, nhịp
- Người đọc và cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học
- Nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả
Thiết bị dạy học tối thiểu của môn Ngữ văn lớp 8 là gì?
Căn cứ Mục VIII Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về thiết bị dạy học tối thiểu của môn Ngữ văn lớp 8 như sau:
Thiết bị dạy học tối thiểu của môn Ngữ văn là tủ sách tham khảo, có đủ các loại văn bản lớn là văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin; có đủ các hình thức sách truyện, sách truyện tranh.
Trong mỗi loại văn bản lớn có đủ các tiểu loại: văn bản văn học gồm truyện, thơ, kịch, kí; văn bản nghị luận gồm nghị luận văn học và nghị luận xã hội; văn bản thông tin gồm văn bản thuyết minh và văn bản nhật dụng. Một số tranh ảnh như chân dung các nhà văn lớn có trong chương trình; tranh ảnh minh hoạ cho nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm lớn như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn Độc lập,...
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?
- Top mẫu văn tả đồ chơi mà em yêu thích nhất lớp 5? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 hiện nay là gì?