Mẫu bài văn kể lại hoạt động giáo dục truyền thống và lịch sử lớp 8? Điều kiện được lên lớp của học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS?

Học sinh lớp 8 tham khảo mẫu bài văn kể lại hoạt động giáo dục truyền thống và lịch sử? Học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS cần đáp ứng điều kiện gì để được lên lớp?

Mẫu bài văn kể lại hoạt động giáo dục truyền thống và lịch sử lớp 8?

Hoạt động giáo dục truyền thống và lịch sử là một trong những nội dung ý nghĩa, giúp học sinh hiểu thêm về những giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc và những bài học quý báu từ quá khứ. Dưới đây là mẫu bài văn kể lại hoạt động giáo dục truyền thống và lịch sử mà học sinh có thể tham khảo.

Năm nay, trong không khí rạo rực của những ngày cuối năm, trường em đã tổ chức cho học sinh khối 8 và 9 tham gia một hoạt động Gói bánh chưng xanh. Đây là một hoạt động tái hiện lại nếp sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc ta được truyền lại từ bao đời nay.

Trong xã hội hiện đại, nhiều gia đình chỉ mua bánh chưng từ siêu thị, cửa hàng nên nhiều bạn học sinh còn rất xa lạ với hoạt động gói bánh. Vì vậy, khi biết có hoạt động giáo dục truyền thống này diễn ra, ai cũng hào hứng vô cùng. Các bạn tranh nhau đăng kí tham gia, rồi hồ hởi bàn tán về công tác chuẩn bị. Cứ thế, không khí chộn rộn của lớp học kéo dài cho đến tận lúc diễn ra hoạt động.

Đầu chiều hôm thứ sáu, khi ngủ dậy, cả lớp em đã di chuyển ra sân trường để bắt đầu tham gia hoạt động. Ở đó đã sắp xếp sẵn các chiếu vuông với đầy đủ các dụng cụ gói bánh. Theo hướng dẫn của thầy cô, chúng em ngồi lại thành từng nhóm nhỏ. Cầm các dây lạt, lá dong, rồi khuôn gói bánh, bạn nào cũng thấy lạ, thấy hay. Trên sân khấu, thầy tổng phụ trách đã hóa trang thành một cụ già để dạy cho chúng em cách gói bánh chưng. Đầu tiên, thầy khuấy động không khí với câu chuyện kể quen thuộc Sự tích bánh chưng, bánh dày. Với không khí xuân rạo rực và công tác gói bánh sắp diễn ra, câu chuyện hôm ấy bỗng nhiên hay hơn cả. Tiếp đó, thầy tổng phụ trách bắt đầu giới thiệu về các nguyên liệu, dụng cụ ở trên chiếu cho chúng em làm quen. Rồi mới bắt đầu hướng dẫn gói bánh.

Theo hướng dẫn tỉ mỉ của thầy, chúng em bắt đầu hoạt động. Ai cũng lần đầu được gói bánh nên run lắm. Em còn cẩn thận lấy thước kẻ vạch một đường thẳng trên lá rồi lấy kéo cắt từng chút một một, còn tỉ mỉ hơn cả lúc làm thủ công. Ngẩng đầu lên, xung quanh em ai cũng cẩn thận như thế cả. Rồi từng bước, chúng em bắt đầu công việc gói bánh. Đầu tiên là lót hai dây lạt hình chữ thập ở dưới, rồi xếp khuôn gói bánh lên, lót lá dong vào. Tiếp theo mới đến cho nhân bánh. Các bạn cứ xì xào hết cả lên vào lúc này. Có bạn cứ nằng nặc đòi cắt phần mỡ ra vì chẳng thích ăn thịt mỡ. Có bạn lại bảo đừng cho đỗ xanh, chỉ cho thịt lợn thôi mới ngon. Thậm chí có bạn còn bảo đừng rải lớp gạo nếp thứ hai, chỉ dể thịt và đỗ xanh vậy thôi cho giống bánh pizza. Thấy thế, thầy tổng phụ trách phải ra hiệu tất cả dừng lại, để giải thích về ý nghĩa của các loại nhân bánh và ý nghĩa của chúng khi xếp chồng lên nhau. Hiểu được điều đó, mọi người lại bắt đầu nghiêm túc gói bánh. Thầy bảo cho vào một bát nếp, chúng em cẩn thận gạt ngang cho chuẩn số lượng. Thầy dặn phải dàn đều đỗ xanh, thì chúng em lấy tay vuốt cho thật phẳng, còn cẩn thận lấy thước eke để kiểm tra. Cứ như thế, chúng em đến bước khó nhất chính là bước gấp lá lại và buộc lạt. Bước này nhiều nhóm làm mãi chẳng được. Cứ phải gỡ ra, buộc lại vì bánh chẳng kín được. Nhóm em cũng phải đến lần thứ ba mới buộc chặt được bánh. Giây phút đó, cả nhóm vỡ òa niềm hạnh phúc, sung sướng đưa chiếc bánh lên cao cho các nhóm khác cùng chiêm ngưỡng. Sau đó, chúng em lần lượt thành thạo gói thêm vài chiếc bánh nữa. Tuy bánh chưa thật đẹp, thật đều nhưng bạn nào cũng rất vui sướng và tự hào với thành quả của mình. Cuối cùng, các chiếc bánh được mang đến bếp của trường và bắt đầu luộc. Ngày hôm sau, trường sẽ phát bánh cho chúng em mang về nhà.

Tối hôm đó, em cứ háo hức mãi. Trong bữa cơm, em kể cho bố mẹ nghe về chuyện tham gia hoạt động gói bánh ở trường. Nhờ sự kiện này, mà em nhận thấy được ý nghĩa và sự thú vị của các nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Thật mong rằng, sau này em sẽ được tham gia thêm nhiều hoạt động ý nghĩa như vậy nữa.

Lưu ý: Nội dung Mẫu bài văn kể lại hoạt động giáo dục truyền thống và lịch sử lớp 8? chỉ mang tính chất tham khảo.

Mẫu bài văn kể lại hoạt động giáo dục truyền thống và lịch sử lớp 8? Điều kiện được lên lớp của học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS?

Mẫu bài văn kể lại hoạt động giáo dục truyền thống và lịch sử lớp 8? Điều kiện được lên lớp của học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS? (Hình từ Internet)

Điều kiện được lên lớp của học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS?

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 43/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện được lên lớp của học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS như sau:

- Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư 43/2021/TT-BGDĐT) được đánh giá mức Đạt trở lên.

- Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 13 Thông tư 43/2021/TT-BGDĐT) được đánh giá mức Đạt trở lên.

- Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).

Học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS được khen thưởng khi nào?

Căn cứ Điều 14 Thông tư 43/2021/TT-BGDĐT quy định học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS được khen thưởng như sau:

(1) Giám đốc tặng giấy khen cho học viên

- Khen thưởng cuối năm học

+ Khen thưởng danh hiệu "Học viên Xuất sắc" đối với những học viên có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 05 (năm) môn học có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên.

+ Khen thưởng danh hiệu "Học viên Giỏi" đối với những học viên có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.

- Khen thưởng học viên có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học.

(2) Học viên có thành tích đặc biệt được trung tâm xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

Môn Ngữ văn lớp 8
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
3 mẫu bài văn nghị luận về tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa trong thời đại hội nhập? Yêu cầu cần đạt về thực hành viết lớp 8?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn kể lại hoạt động giáo dục truyền thống và lịch sử lớp 8? Điều kiện được lên lớp của học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS?
Hỏi đáp Pháp luật
Dàn ý phân tích bài thơ Quê hương của tác giả Đỗ Trung Quân chi tiết nhất? Đánh giá học sinh khuyết tật lớp 8 thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn kể lại hoạt động nâng cao ý thức cộng đồng lớp 8? 04 mức đánh giá kết quả rèn luyện của học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5 bài thơ lục bát về mùa xuân ngắn gọn? Học sinh trung học cơ sở được lên lớp khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận về trách nhiệm của con người đối với nơi mình sinh sống? Nội dung phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở GDNN?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phân tích bài thơ trào phúng Tự trào của Nguyễn khuyến? Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa môn Ngữ văn là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phân tích bài thơ Thiên trường vãn vọng lớp 8? Thời gian làm bài kiểm tra đánh giá định kỳ của học sinh lớp 8 GDTX?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận về việc đọc sách của giới trẻ hiện nay? Ngữ liệu có thể lựa chọn thơ, ca dao, truyện thơ Nôm môn Ngữ văn lớp 8 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích tác phẩm Chiếc lá cuối cùng ngắn gọn? Kiểm tra, đánh giá việc dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông như thế nào?
Tác giả:
Lượt xem: 51

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;