Tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật là gì?

Tham khảo ngay mốt số quy đinh về việc tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật là gì?

Tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật là gì?

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 10/2016/TT-BTP quy định như sau:

Phạm vi hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật
1. Báo cáo viên pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận (sau đây gọi là báo cáo viên pháp luật Trung ương) thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên phạm vi toàn quốc.
2. Báo cáo viên pháp luật của cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là báo cáo viên pháp luật tỉnh) thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công nhận báo cáo viên pháp luật.
3. Báo cáo viên pháp luật của cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là báo cáo viên pháp luật huyện) thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương nơi công nhận báo cáo viên pháp luật.
4. Tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là tuyên truyền viên pháp luật) thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn xã, phường, thị trấn nơi công nhận tuyên truyền viên pháp luật.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì tuyên truyền viên pháp luật chính là người tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị trấn thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn xã, phường, thị trấn nơi công nhận tuyên truyền viên pháp luật.

Tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật là gì?

Tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật là gì? (Hình từ Internet)

Quy trình công nhận tuyên truyền viên pháp luật như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 10/2016/TT-BTP quy trình công nhận tuyên truyền viên pháp luật như sau:

- Căn cứ vào yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nhu cầu, Điều kiện thực tế trên địa bàn cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật, bảo đảm có đủ nguồn lực để triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn.

- Định kỳ tháng 9 hàng năm, công chức tư pháp - hộ tịch chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận, Trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi là địa bàn cơ sở) và người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn cấp xã thông báo công khai tiêu chuẩn tuyên truyền viên pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều 37 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012;

Các quy định về công nhận tuyên truyền viên pháp luật tới cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn cơ sở để tự nguyện đăng ký tham gia làm tuyên truyền viên pháp luật.

- Căn cứ danh sách tự nguyện đăng ký tham gia làm tuyên truyền viên pháp luật từ địa bàn cơ sở, thực trạng đội ngũ công chức của Ủy ban nhân dân cấp xã và nhu cầu xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, công chức tư pháp - hộ tịch rà soát, lập danh sách người đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 37 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, công nhận tuyên truyền viên pháp luật.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật của công chức tư pháp - hộ tịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật.

- Quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật được gửi cho công chức tư pháp - hộ tịch, Trưởng ban công tác Mặt trận và tuyên truyền viên pháp luật; được công bố công khai theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 Thông tư 10/2016/TT-BTP.

4 trường hợp cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật?

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 10/2016/TT-BTP quy định 4 trường hợp cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật gồm:

- Tự nguyện xin thôi làm tuyên truyền viên pháp luật vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác;

- Thực hiện một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;

- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.

Phổ biến giáo dục pháp luật
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
5 nguyên tắc phổ biến giáo dục pháp luật là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Báo cáo viên pháp luật khi phổ biến giáo dục pháp luật là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật là gì?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 44
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;