Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập là gì?
Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập là gì?
Căn cứ theo Điều 37 Nghị định 125/2024/NĐ-CP có quy định điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập cụ thể như sau:
- Có địa điểm, phòng học, phòng làm việc, thiết bị đáp ứng yêu cầu của các hoạt động giáo dục tại trung tâm.
- Có chương trình giáo dục, kế hoạch học tập, tài liệu học tập phù hợp với các hoạt động giáo dục tại trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Có cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu của các hoạt động giáo dục tại trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trình tự, thủ tục thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập ra sao?
Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 125/2024/NĐ-CP có quy định trình tự, thủ tục thành lập trung tâm cộng đồng công lập như sau:
(1) Hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng (theo Mẫu số 01 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP);
- Bản sao văn bản pháp lý chứng minh về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc hợp đồng thuê địa điểm trung tâm;
(2) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu thành lập trung tâm công lập) gửi 01 bộ hồ sơ tại (1) qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm; nếu hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện thành lập trung tâm, lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 37 Nghị định 125/2024/NĐ-CP trong thời hạn 10 ngày;
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Phòng Giáo dục và Đào tạo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm và nêu rõ lý do.
Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng (theo Mẫu số 10 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Lưu ý: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập; Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục.
Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập là gì? (Hình ảnh từ Internet)
Đình chỉ hoạt động trung tâm học tập cộng đồng công lập khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 125/2024/NĐ-CP có quy định các trung tâm học tập cộng đồng bị đình chỉ hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm;
- Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 37 Nghị định 125/2024/NĐ-CP;
- Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm;
- Vi phạm các quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Đình chỉ trung tâm học tập cộng đồng công lập có trình tự thực hiện ra sao?
Bước 1: Khi phát hiện trung tâm học tập cộng đồng vi phạm quy định tại mục trên, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho trung tâm về hành vi vi phạm;
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thông báo cho trung tâm về hành vi vi phạm, Phòng Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức độ vi phạm, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đình chỉ hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng công lập
Quyết định đình chỉ hoạt động trung tâm học tập cộng đồng (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
Bước 3: Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì trung tâm thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của trung tâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trung tâm học tập cộng đồng hoạt động trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Top 04 đoạn văn nghị luận 200 chữ về sự tự ti trong giới trẻ hiện nay? Bài kiểm tra học kì môn Ngữ văn lớp 12 kéo dài trong bao nhiêu phút?
- 03 mẫu bài văn tả con chó lớp 4? Kiến thức văn học môn Tiếng Việt lớp 4 có những yêu cầu cần đạt nào?
- 3+ Mẫu viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em lớp 6? Cách đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 6?
- Tính an toàn của đồ chơi trong trường mầm non phải đảm bảo như thế nào?
- 5+ mẫu nghị luận xã hội về tôn sư trọng đạo sâu sắc và ngắn gọn? Học sinh THPT phải ứng xử như thế nào với giáo viên?
- 10+ Mẫu trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình ngắn gọn?
- Mẫu soạn bài Mây và Sóng lớp 6 mới nhất? Phương pháp giáo dục học sinh lớp 6 hiện nay ra sao?
- Toàn bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng việt lớp 2 mới nhất có đáp án? Giảng dạy môn tiếng Việt lớp 2 với mục tiêu thế nào?
- Dấu hai chấm có công dụng gì? Nội dung kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3?
- Ngôi kể chuyện là gì? Có mấy ngôi kể chuyện? Cách phân biệt các ngôi kể chuyện?