Mẫu bài thuyết minh danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử? Quan điểm về việc xây dụng chương trình môn ngữ văn như thế nào?
Mẫu bài thuyết minh danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử?
Mẫu bài thuyết minh danh lam thắng cảnh ôn thi giữa học kì 1 môn ngữ văn lóp 9
Vịnh Hạ Long Kính thưa các bạn, hôm nay tôi xin giới thiệu về một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước ta – Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long nằm ở tỉnh Quảng Ninh, cách thủ đô Hà Nội khoảng 165 km về phía Đông Bắc. Vịnh được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994 và 2000. Vịnh Hạ Long nổi bật với hơn 1.600 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó nhiều hòn đảo có hình thù độc đáo. Đặc biệt, các đảo đá vôi có màu xanh ngọc bích dưới ánh nắng mặt trời tạo nên một khung cảnh thơ mộng, hùng vĩ. Một số hòn đảo nổi tiếng như Đảo Ti Tốp, Đảo Sung Sốt, và Đảo Cát Bà. Du khách đến đây không chỉ để ngắm cảnh đẹp mà còn có thể tham gia vào các hoạt động như chèo kayak, tắm biển, hay khám phá các hang động kỳ thú. Một trong những điểm đặc sắc của Vịnh Hạ Long là hệ thống hang động phong phú và đa dạng, nổi bật là Hang Sửng Sốt và Hang Đầu Gỗ. Những hang động này không chỉ mang vẻ đẹp kỳ bí mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa và lịch sử. Ngoài vẻ đẹp tự nhiên, Vịnh Hạ Long còn là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển quý hiếm, góp phần bảo tồn hệ sinh thái đa dạng. Nơi đây cũng có nhiều di tích lịch sử và văn hóa, phản ánh đời sống của cư dân nơi đây qua nhiều thế kỷ. Với vẻ đẹp kỳ diệu, Vịnh Hạ Long không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn là điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. Chính vì vậy, việc bảo vệ và gìn giữ cảnh quan thiên nhiên nơi đây là rất cần thiết để thế hệ mai sau cũng được chiêm ngưỡng và trải nghiệm. Kết thúc bài thuyết minh, tôi hy vọng rằng các bạn sẽ có dịp một lần đặt chân đến Vịnh Hạ Long để cảm nhận vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên đất nước. |
Lưu ý: Mẫu bài thuyết minh danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu bài thuyết minh danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử? Quan điểm về việc xây dụng chương trình môn ngữ văn như thế nào? (Hình từ Internet)
Quan điểm về việc xây dụng chương trình môn ngữ văn như thế nào?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về quan điểm về việc xây dụng chương trình môn ngữ văn như sau:
Chương trình môn Ngữ văn tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm sau:
- Chương trình được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn; thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỉ 21 đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là chương trình của những quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.
- Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học. Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
- Chương trình được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một số văn bản có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc.
- Chương trình vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình môn Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành.
Mục tiêu giáo dục là gì?
Theo Điều 2 Luật Giáo dục 2019 có quy định cụ thể về mục tiêu giáo dục như sau:
Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân;
nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
- Công thức thì hiện tại đơn lớp 6 là gì? Các hình thức kỉ luật học sinh lớp 6 là gì?
- Top các mẫu văn cảm nhận về nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt lớp 12 hay nhất?
- Lời chúc thầy cô giáo nhân ngày 20 tháng 11 ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa? Giáo viên có bao nhiêu ngày phép năm?
- Hướng dẫn viết bản kiểm điểm mẫu 02B dành cho giáo viên năm 2024?
- Mẫu bài văn kể về trải nghiệm buồn của em lớp 6? Ai quy định hình thức rèn luyện trong kì nghỉ hè của học sinh lớp 6?
- Soạn văn bài Đi lấy mật ngắn nhất? Lựa chọn thơ và ca dao tục ngữ trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 7 ra sao?
- Mẫu bài văn nghị luận về văn hóa ngoại lai trong văn hóa Việt lớp 12? Các mức đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 12?
- Bản kiểm điểm 2024 dành cho giáo viên là mẫu nào? Hướng viết bản kiểm điểm mẫu 02A chi tiết dành cho giáo viên?
- 03 quy luật cơ bản của triết học Mác Lênin là gì? Sinh viên đào tạo theo tín chỉ cảnh báo học tập khi nào?
- Tháng 11 năm 2024 có ngày gì đặc biệt? Những ngày nghỉ theo luật định đối với giáo viên hợp đồng ra sao?