Phân tích biện pháp tu từ trong bài thơ tây tiến môn ngữ văn lớp 12? Những yêu cầu về đọc hiểu văn bản văn học là gì?

Biện pháp tu từ trong bài thơ tây tiến môn ngữ văn lớp 12 phân tích như thế nào? Những yêu cầu về đọc hiểu văn bản văn học trong môn ngữ văn lớp 12 là gì?

Biện pháp tu từ trong bài thơ tây tiến môn ngữ văn lớp 12?

Bài phân tích biện pháp tu từ trong bài thơ tây tiến môn ngữ văn lớp 12 như sau:

Bài thơ đã sử dụng những từ láy như “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” để tạo ra hình ảnh sắc nét, thể hiện sự gồ ghề, mạnh mẽ, phản ánh vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ của núi rừng Tây Bắc.

Phép lặp trong cú pháp (câu 1 và câu 2), cùng với việc lặp từ ngữ (dốc lên khúc khuỷu/dốc thăm thẳm) kết hợp với hình thức đối lập “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” tạo nên cảm giác ngột ngạt của những con dốc cao.

Biện pháp nhân hóa “súng ngửi trời” không chỉ làm cho khẩu súng trở nên gần gũi, như thể có tính cách con người, mà còn thể hiện sự tinh nghịch, hóm hỉnh của những người lính – những chàng trai từ thành phố rực rỡ đến chiến đấu ở miền Tây.

Nhờ đó, không gian thiên nhiên miền Tây được khắc họa với chiều cao, bề rộng và độ sâu rõ nét, nơi mà đoàn quân Tây Tiến hành quân không chỉ hùng vĩ mà còn khắc nghiệt. Điều này tạo dựng bối cảnh hiểm trở của vùng núi rừng, cũng như sự khốc liệt của cuộc hành trình.

Ngoài ra, cấu trúc tiểu đối “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống” mang đến sự cân xứng, hài hòa, làm nổi bật cảnh núi rừng hùng vĩ. Hơn nữa, những hình ảnh như “thác gầm thét”, “cọp trêu người” hay “sống Mã gầm lên khúc độc hành” đều mang tính nhân hóa, góp phần tạo ra không khí mạnh mẽ và sống động cho bức tranh thiên nhiên.

Lưu ý: bài phân tích biện pháp tu từ trong bài thơ tây tiến trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Phân tích biện pháp tu từ Tây Tiến

Phân tích biện pháp tu từ trong bài thơ tây tiến môn ngữ văn lớp 12? Những yêu cầu về đọc hiểu văn bản văn học là gì? (Hình từ Internet)

Những yêu cầu về đọc hiểu văn bản văn học trong môn ngữ văn lớp 12 là gì?

Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể như sau:

- Yêu cầu về đọc hiểu nội dung:

+ Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; đánh giá được vai trò của những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.

+ Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích sự phù hợp giữa chủ đề, tư tưởng và cảm hứng chủ đạo trong văn bản.

+ Phân tích và đánh giá được giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ của tác phẩm; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản.

- Yêu cầu về đọc hiểu hình thức

+ Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của phong cách cổ điển, hiện thực và lãng mạn qua các tác phẩm văn học tiêu biểu đã học.

+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện truyền kì như: đề tài, nhân vật, ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật,…; đánh giá vai trò của yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì, liên hệ với vai trò của yếu tố này trong truyện cổ dân gian.

+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của tiểu thuyết (hiện đại, hậu hiện đại) như: ngôn ngữ, diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật,...

+ Phân tích và đánh giá được sự phù hợp của người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề của văn bản.

+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thơ trữ tình hiện đại như: ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ,...

+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: ngôn ngữ, xung đột, hành động, nhân vật, kết cấu, tình huống, thủ pháp trào phúng,...

+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của phóng sự, nhật kí hoặc hồi kí như: tính phi hư cấu và một số thủ pháp nghệ thuật như: miêu tả, trần thuật; sự kết hợp chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm, thái độ và đánh giá của người viết,...

Những yêu cầu về đọc hiểu văn bản nghị luận trong môn ngữ văn lớp 12 là gì?

Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể như sau:

- Đọc hiểu nội dung

+ Nhận biết, phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo trong văn bản; chỉ ra mối liên hệ của chúng; đánh giá được mức độ phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản.

+ Biết tiếp nhận, đánh giá nội dung với tư duy phê phán; nhận biết được mục đích,

- Yêu cầu về đọc hiểu hình thức

+ Phân tích và đánh giá được cách tác giả sử dụng một số thao tác nghị luận (chẳng hạn chứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, phân tích hoặc bác bỏ) trong văn bản để đạt được mục đích.

+ Phân tích được các biện pháp tu từ, từ ngữ, câu khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các hình thức này.

+ Nhận biết và phân tích được vai trò của cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận.

- Liên hệ, so sánh, kết nối

Biết đánh giá, phê bình văn bản dựa trên trải nghiệm và quan điểm của người đọc.

- Yêu cầu về đọc mở rộng

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 9 văn bản nghị luận ( bao gồm cả một số văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có độ dài tương đương với các văn bản đã học.

Môn Ngữ văn lớp 12
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp cách viết kết bài ngắn gọn cho bài phân tích tác phẩm thơ lớp 12? Nội dung của kiến thức văn học lớp 12 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 có lời giải chi tiết? Nội dung kiến thức Tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 12 có mấy kiểu văn bản?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục? Trường THPT có liên hệ gì đối với gia đình học sinh và xã hội?
Hỏi đáp Pháp luật
So sánh hình ảnh bát cháo hành trong Chí Phèo và cháo cám trong Vợ nhặt? 3 chuyên đề trong môn Ngữ văn lớp 12 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài văn nghị luận xã hội về vấn đề thực phẩm bẩn hiện nay? Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kết bài nghị luận xã hội về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ bằng một ca khúc? 2 kiểu văn bản được học ở lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm thơ lớp 12? Yêu cầu cần đạt đối với thực hành viết của học sinh lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 2 mẫu văn nghị luận xã hội 600 chữ về quyền được sai lầm của tuổi trẻ? Yêu cầu cần đạt về văn nghị luận môn ngữ văn lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phân tích Chí khí anh hùng 12 câu đầu lớp 10? Quy định về đánh giá thường xuyên học sinh THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết thư trao đổi với bạn về một vấn đề mà học sinh lớp 12 quan tâm? Yêu cầu năng lực tự học lớp 12?
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 723
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;