16:50 | 13/08/2024

Mẫu bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng giáo viên?

Giáo viên tham khảo mẫu dàn ý bài thu hoạch hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh?

Mẫu bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng giáo viên?

Tham khảo mẫu bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng giáo viên chuyên đề nhận thức như thế nào sau khi được bồi dưỡng các chuyên đề kiến thức QP-AN? Liên hệ trách nhiệm, hành động của bản thân.

Lớp học bồi dưỡng các chuyên đề kiến thức Quốc phòng an ninh nhằm quán triệt và bồi dưỡng quan điểm, đường lối của Đảng về Quốc phòng và an ninh, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên nhiệm vụ Quốc phòng và an ninh. Tình hình an ninh, chính trị quốc tế, khu vực và trong nước hiện nay để mỗi cán bộ, giáo viên nâng cao trách nhiệm và ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Các chuyên đề trong khóa học rất thiết thực, phù hợp với đất nước trong tình hình mới. Trong đó, tôi quan tâm nhất là Quan điểm, chủ trương của Đảng CSVN về an ninh quốc gia và xây dựng thế trận an ninh nhân dân trong tình hình mới.

I. Nhận thức

Gắn bó mật thiết với nhân dân là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng. Trong lãnh đạo đường lối bảo vệ an ninh, trật tự, nguyên tắc này được cụ thể hóa thành định hướng chiến lược: Xây dựng “thế trận an ninh nhân dân”. Để thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương về xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, lực lượng công an cần tập trung thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp.

...Giáo viên triển khai thêm nội dung “thế trận an ninh nhân dân” Khái niệm ý nghĩa tham khảo Điều 3 Luật An ninh Quốc gia 2004...

Có thể thấy, nhận thức lý luận, tư tưởng, quan điểm của Đảng về xây dựng thế trận an ninh nhân dân được bổ sung, phát triển ngày càng hoàn thiện, với những nội dung cơ bản:

1. Thế trận an ninh nhân dân của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân được xây dựng, củng cố theo hướng toàn dân, toàn diện, trên nền tảng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh và sự ổn định, phát triển bền vững của mọi mặt đời sống xã hội.

2. Xây dựng thế trận an ninh nhân dân, nền an ninh nhân dân là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.

3. Phát huy sức mạnh vật chất (tiềm lực kinh tế), sức mạnh tinh thần (tiềm lực văn hóa - xã hội), sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại, nội lực với ngoại lực để xây dựng, củng cố thế trận an ninh nhân dân.

4. Lực lượng nòng cốt tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền xây dựng, củng cố thế trận an ninh nhân dân là công an, có trách nhiệm tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; phối hợp với các ban, bộ, ngành, địa phương phát động phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng, triển khai các đề án, phương án, kế hoạch, bố trí lực lượng bảo đảm an ninh trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực nhằm chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các hoạt động xâm phạm an ninh, trật tự của đất nước.

5. Kết hợp thế trận an ninh nhân dân với thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận lòng dân trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, thế trận lòng dân là nền tảng vững chắc để xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.

Thể chế hóa quan điểm của Đảng về thế trận an ninh nhân dân, Luật An ninh quốc gia năm 2004, Điều 3, Khoản 10 quy định: “Thế trận an ninh nhân dân là việc tổ chức, bố trí lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và các nguồn lực cần thiết để chủ động bảo vệ an ninh quốc gia”; nhiệm vụ xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân được quy định tại Điều 16:

...Giáo viên triển khai thêm nội dung của Điều 16 liên hệ thực tiễm...

II. Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong thời gian tới

Là một đảng viên, giáo viên tôi tự nhận thấy mình cần phải thực hiện các việc làm sau để góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc:

- Nỗ lực học tập và rèn luyện để trở thành công dân tốt, đảng viên tốt cống hiến cho đất nước.

- Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng. Tránh những cám dỗ vật chất mà các thế lực phản cách mạng sử dụng để dụ dỗ và để làm giảm lòng tin của chúng ta vào Đảng, cách mạng.

- Giữ vững sự ổn định tư tưởng chính trị của các cán bộ giáo viên trong nhà trường, phát huy tính đoàn kết trong tập thể.

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với đường lối XHCN.

- Thường xuyên vận động tuyên truyền cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Thường xuyên học tập nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” .

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ nhận thức và hành động thực tiễn về công tác dân vận.

- Vận động người thân và học sinh chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, không tham gia vào các tệ nạn xã hội, không để kẻ xấu có cơ hội lôi kéo làm suy yếu khả năng chiến đấu bảo vệ tổ quốc của mình.

- Phát hiện tố cáo các hiện tượng tiêu cực và các hành vi làm nguy hại đến an ninh quốc gia, đoàn kết tốt với nhân dân địa phương nơi cơ quan cư trú.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

Mẫu bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng giáo viên?

Mẫu bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng giáo viên? (Hình từ Internet)

Giáo viên là đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh số mấy?

Tại Mục 1 Hướng dẫn 90/HD-HĐGDQPAN năm 2016 có hướng dẫn như sau:

DANH MỤC CÁC ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
...
4. Đối tượng 4:
a) Chuyên viên không thuộc đối tượng 1, 2, 3; Biên tập viên báo, đài Trung ương, địa phương và báo ngành; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm bộ môn, giảng viên các trường đại học, cao đẳng; chuyên viên, viên chức các sở, ngành, đoàn thể và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mầm non; giáo viên các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở; Bí thư, Phó Bí thư chi bộ, người đứng đầu các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, huyện và các chức danh tương đương thuộc cơ quan, tổ chức ở trung ương có trụ sở trên địa bàn tỉnh, huyện.
...

Như vậy, giáo viên thuộc đối tượng 4 trong bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh.

Kiến thức quốc phòng và an ninh gồm những gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 kiến thức quốc phòng và an ninh bao gồm hệ thống quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc và kỹ năng quân sự.

Giáo dục quốc phòng và an ninh
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Bài thu hoạch chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đối với Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh giáo viên liên hệ bản thân?
Hỏi đáp Pháp luật
9 bài lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 năm học 2024-2025 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thu hoạch kiến thức quốc phòng an ninh nhóm đối tượng 1 năm 2024 chủ đề xây dựng nền quốc phòng toàn dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu cần đạt đối với môn giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
3 mục đích tổ chức Hội thao giáo dục quốc phòng học sinh trung học phổ thông là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội thao giáo dục quốc phòng dành cho học sinh trung học phổ thông có số lượng tham gia bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên đi học quân sự cần mang những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học quân sự ở đại học học những nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách tháo lắp súng tiểu liên AK?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 4552
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;