Yêu cầu cần đạt đối với môn giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT là gì?

Với môn giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT thì yêu cầu cần đạt là gì? Định hướng chung của phương pháp giáo dục môn giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT như thế nào?

Yêu cầu cần đạt về các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung môn giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT là gì?

Căn cứ theo Mục 4 Chương trình ban hành kèm theo Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT, đối với yêu cầu cần đạt đối với môn giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT, yêu cầu cần đạt về các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung như sau:

Môn Giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể ban hành kèm theo Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Yêu cầu cần đạt đối với môn giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT là gì?

Yêu cầu cần đạt đối với môn giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT là gì? (Hình từ Internet)

Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù môn giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT là gì?

Cũng tại Mục 4 Chương trình ban hành kèm theo Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT quy định yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù môn giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT như sau: Môn Giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể thông qua các năng lực đặc thù của môn học là: năng lực nhận thức các vấn đề quốc phòng, an ninh và năng lực vận dụng các kiến thức, kĩ năng quân sự đã học vào cuộc sống.

Yêu cầu cần đạt về các năng lực đặc thù cụ thể như sau:

Năng lực

Yêu cầu cần đạt

Nhận thức các vấn đề về quốc phòng, an ninh

- Trình bày được vai trò, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước qua các thời kì lịch sử;

- Nêu được quy định của pháp luật về các nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật;

- Phân tích và trình bày được những vấn đề cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia hiện nay;

- Nêu được nội dung cơ bản của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 2014, Luật Công an nhân dân 2018, Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật Bảo vệ môi trường 2020, Luật An ninh mạng 2018...; biết phòng chống các loại tội phạm, các tệ nạn xã hội; quy định của pháp luật về các tệ nạn xã hội và trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, trong và ngoài trường học;

- Trình bày được những kĩ năng cơ bản về điều lệnh đội ngũ; kĩ thuật chiến đấu bộ binh, chiến thuật bộ binh; cách sử dụng súng tiểu liên AK, lựu đạn; các công cụ hỗ trợ và cách sử dụng, trường hợp sử dụng công cụ hỗ trợ;

- Nêu được các nội dung phòng không nhân dân, phòng chống bom, mìn, vũ khí hóa học, sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ...; kĩ năng quan sát, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo; biết tìm và giữ phương hướng, biết lợi dụng địa hình, địa vật và vận dụng được kĩ thuật, chiến thuật cá nhân trong thực hành các kĩ năng quân sự.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng quân sự đã học vào cuộc sống

- Xác định được vai trò, vị trí, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;

- Thực hiện được trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc phù hợp với lứa tuổi;

- Nhận diện được các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, tội phạm và biện pháp phòng, chống; tích cực, chủ động đấu tranh phòng, chống tội phạm;

- Biết phát huy khả năng bản thân, dụng cụ, phương tiện, vật chất sẵn có để vượt qua những thử thách trong cuộc sống, sẵn sàng ứng phó với tình huống có bạo loạn, chiến tranh;

- Thực hiện được những kĩ năng cơ bản về điều lệnh đội ngũ; kĩ thuật chiến đấu bộ binh, chiến thuật bộ binh; biết sử dụng súng tiểu liên AK; biết nhìn nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo; biết tìm và giữ phương hướng, biết lợi dụng địa hình, địa vật và vận dụng được kĩ thuật, chiến thuật cá nhân trong thực hành các kĩ năng quân sự;

- Thực hiện được pháp luật về trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng và chống ma túy, an ninh mạng, an ninh phi truyền thống; có kĩ năng phòng và chống thiên tai, dịch bệnh cho bản thân và cộng đồng;

- Thực hiện được một số kĩ năng cơ bản về phòng không nhân dân;

- Thực hiện được một số kĩ năng phòng chống bom, mìn, vũ khí hóa học, sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ...;

- Biết vận dụng kiến thức về phòng thủ dân sự, kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân trong cuộc sống.

Định hướng chung của phương pháp giáo dục môn giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT như thế nào?

Tại Mục 6 Chương trình ban hành kèm theo Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT có nêu rõ định hướng chung của phương pháp giáo dục môn giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT như sau:

- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tránh áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học để học sinh có thể tìm hiểu, mở rộng vốn tri thức, tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông; chú trọng rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức quốc phòng và an ninh để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

- Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. Giáo viên có thể phối hợp nhiều phương pháp dạy học trong một chủ đề.

Các phương pháp dạy học theo truyền thống (thuyết trình, đàm thoại,...) được sử dụng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến trên cơ sở khai thác những thành tựu về khoa học và công nghệ trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, đặc biệt là áp dụng cuộc cách mạng công nghệ số đang diễn ra, thông tin và truyền thông nhằm đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh (thảo luận, đóng vai, thực hành,...).

Các hình thức tổ chức dạy học được thực hiện đa dạng và linh hoạt; kết hợp các hình thức học cá nhân và học nhóm, học trong lớp và học ở ngoài lớp học.

Giáo viên dạy học và học sinh học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh cần có kĩ năng khai thác và tham khảo những kiến thức về quốc phòng, an ninh trong nước và trên thế giới thông qua hệ thống các cổng thông tin điện tử chính thức được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép phát hành trên mạng, nhằm củng cố, bổ sung và cập nhật kịp thời những kiến thức mới, phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu và dạy học.

Giáo dục quốc phòng và an ninh
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hội thao quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội thao giáo dục quốc phòng dành cho học sinh trung học phổ thông có số lượng tham gia bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục tiêu của giáo dục quốc phòng và an ninh đối với sinh viên đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
6 nguyên tắc trong giáo dục quốc phòng và an ninh?
Hỏi đáp Pháp luật
3 mục đích tổ chức Hội thao giáo dục quốc phòng học sinh trung học phổ thông là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung cần đạt khi lồng ghép Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong trường học ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh có tư cách pháp nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu cần đạt đối với môn giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trường trung học cơ sở như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học được thực hiện thế nào?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;