Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2024: Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc?

Học sinh tham khảo mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2024: Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc?

Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2024: Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc?

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 là hoạt động trọng tâm, có ý nghĩa thiết thực góp phần tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, giai đoạn 2021-2025.

Dưới đây, là mẫu bài cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 được tổng hợp cho các học sinh tham khảo.

Đề: Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc.

Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2024: Viết tiếp câu chuyện Rùa và Thỏ

Kết thúc câu chuyện Thỏ đã phải chịu thua Rùa. Bởi vì khinh thường Rùa nên Thỏ đã không nghiêm túc trong cuộc thi chạy, cuối cùng phải chịu thất bại. Và Rùa đã trở thành người chạy nhanh nhất bởi tính kiên trì, nhẫn nại của mình.

Viết tiếp câu chuyện

Mặc dù thắng thua đã rõ, nhưng Thỏ ta không chịu khuất phục và cho rằng chỉ vì quá lơ đãng ham chơi ngủ quên nên mới bị thua Rùa. Và quyết định đấu lại với Rùa vào hôm khác.

Được sự đồng ý của Rùa, vào một buổi sáng đẹp trời khi bình minh thức giấc Thỏ đã có mặt tại nơi thi đấu đứng đợi Rùa. Và trận đấu được diễn ra như đã định. Cũng như lần thi đấu trước, Rùa vẫn căm chỉ từng bước một với những bước chân nặng nhọc tiến về phía trước, trong khi đó Thỏ lao như tên bắn về đích, lần này Thỏ không hề nhởn nhơ ham chơi không khinh thường Rùa mà quyết dành chiến thắng. Cuối cùng Thỏ đã về đích và thắng được Rùa.

Sau khi thất bại Rùa đã suy nghĩ rất nhiều, nếu thi đấu với Thỏ trên cạn thì Rùa sẽ không bao giờ thắng được Thỏ nên quyết định thách đấu với Thỏ dưới nước. Rồi cuộc thi cũng diễn ra tại một hồ nước lớn trong rừng. Ban đầu khi xuất phát Thỏ cũng cố gắng chạy nhưng dưới nước không thể chạy được như ở trên cạn, càng ra xa Thỏ càng không thể chạy và bơi được. Khi ra đến đoạn nước sâu Thỏ đã đuối sức uống nhiều ngụm nước rất may là Rùa bơi ra kịp kêu Thỏ leo lên và chở Thỏ vào bờ. Thỏ đã khuất phục và chịu thua.

Thỏ và Rùa bắt tay nhau co rằng mỗi người đều có một thế mạnh riêng không ai được khinh ai cả. Từ đó về sau Thỏ và Rùa tiếp tục là đôi bạn thân trong rừng thương yêu giúp đỡ nhau không còn tranh thắng thua với nhau nữa.

Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2024: Viết tiếp chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Ông lão đánh cá và con cá vàng kết thúc câu chuyện với việc vợ chồng ông lão trở về với cái máng lợn cũ ban đầu.

Với những yêu cầu ngày càng quá đáng của mụ vợ từ cái máng lợn mới, ngôi nhà mới, đến nhất phẩm phu nhân, cung điện kẻ hầu người hạ, trở thành vua của biển cả để điều khiển cá vàng… không thể chấp nhận với lòng tham vô đáy đó cá vàng đã giận dữ thu hồi lại tất cả quẫy đuôi lặn xuống biển.

Sau khi từ biển về nhà nhìn mụ vợ đang ngồi bên cái máng lợn sứt ngày nào, ông lão ngập ngừng không muốn bước tiếp và tự trách bản thân mình quá yếu đuối, nhu nhược không ngăn cản được lòng tham của mụ vợ để rồi phải trở lại nghèo khổ như xưa.

Ông rón rén bước đến bên nhìn gương mặt thất thần ăn năn hối cải của bà mà lòng ông trĩu nặng, bà đang tự trách mình vì quá tham lam mà trở nên mù quáng, giá như biết dừng lại không đòi hỏi quá nhiều. Ông đã rất lo cho bà nếu cứ để như thế này thì sẽ ốm mất. Ông biết tại mình đã quá nuông chiều bà, để cho bà sai khiến. Nhìn bà bây giờ ông biết bà đã thật sự hối lỗi, bà quay sang nhìn ông và xin lỗi, ông biết bà đã trở lại như xưa, đúng bản chất một bà lão hiền lành đôn hậu. Ông nắm chặt tay bà khuyên nhủ và bà đã hứa với ông sẽ làm lại tất cả từ đầu. Đã qua rồi, tất cả chỉ là một giấc mơ. Kể từ đó 2 ông bà lão lại vui vẻ sống bên nhau hạnh phúc, chăm chỉ siêng năng làm ăn. Bắt đầu lại từ chiếc máng lợn cuộc sống dần được cải thiện và ngày càng khá lên. Khi đã khá giả, bà lão không còn tính tham lam nữa, biết chia sẻ giúp đỡ mọi người và được mọi người yêu thương khen ngợi và họ đã sống hạnh phúc đến cuối cuộc đời.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Mẫu bài dự thi văn hóa đọc 2024: Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc?

Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2024: Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc? (Hình ảnh từ Internet)

Để phát triển văn hóa đọc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải có trách nhiệm ra sao?

Căn cứ Điều 47 Luật Thư viện 2019 quy định để phát triển văn hóa đọc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải có trách nhiệm như sau:

- Cơ quan, tổ chức xuất bản, cơ quan báo chí thực hiện việc nộp xuất bản phẩm, ấn phẩm báo chí cho thư viện theo quy định của pháp luật về xuất bản, báo chí.

- Người Việt Nam bảo vệ luận án tiến sĩ ở trong nước, nước ngoài; công dân nước ngoài bảo vệ luận án tiến sĩ tại Việt Nam nộp luận án cho Thư viện Quốc gia Việt Nam theo quy định của Luật Thư viện 2019 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Người dạy trong cơ sở giáo dục phối hợp với người làm công tác thư viện hướng dẫn người học sử dụng tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện trong học tập, nghiên cứu.

- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thư viện được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội có trách nhiệm sau đây:

+ Tham gia phát triển sự nghiệp thư viện;

+ Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật, chính sách, thành tựu về khoa học thư viện trong nước và nước ngoài;

+ Tư vấn xây dựng tiêu chuẩn về thư viện, chất lượng dịch vụ thư viện và phát triển văn hóa đọc;

+ Tham gia xây dựng và vận động hội viên thực hiện quy tắc ứng xử nghề nghiệp thư viện.

Nguyên tắc sử dụng kinh phí và của Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng?

Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục 4 Quyết định 329/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 quy định về nguyên tắc sử dụng kinh phí và cơ chế tài chính như sau:

- Ngân sách trung ương: Tiếp tục hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ đã được xác định tại Đề án.

- Ngân sách địa phương: Tiếp tục hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ đã được xác định tại Đề án, chú trọng nội dung phát triển cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và các hoạt động khác liên quan phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

- Tiếp tục thực hiện lồng ghép việc sử dụng kinh phí với các chương trình, đề án liên quan khác.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực từ xã hội để tham gia thực hiện Đề án.

Cuộc thi đại sứ văn hóa đọc
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024: Kế hoạch phát triển văn hóa đọc?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2024: Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 131

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;