Kế hoạch tổ chức tập huấn chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh tại Tp Hồ Chí Minh?
Kế hoạch tổ chức tập huấn chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đã ban hành Kế hoạch 7342/KH-SGDĐT năm 2024 Tải về về tổ chức tập huấn chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Căn cứ Công văn 3933/BGDĐT-GDTX năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 đối với Giáo dục thường xuyên;
Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch tổ chức tập huấn chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ, tin học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là trung tâm) như sau:
[1] Mục đích, yêu cầu
- Hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy học, hồ sơ chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh đang giảng dạy tại các trung tâm.
- Hướng dẫn giáo viên phương pháp giảng dạy và yêu cầu cần đạt đối với bốn kỹ năng của bài thi IELTS.
- Tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài liệu giảng dạy tiếng Anh tại các trung tâm.
- Triển khai thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng kho học liệu số và công tác chuyển đổi số trong tổ chức quản lý, dạy học; tập huấn, đồi mới về phương pháp giảng dạy, các kỹ thuật thiết kế bài dạy đối với môn tiếng Anh gần với Hội thi E-Learning cấp Thành phố năm học 2024-2025.
[2] Nội dung
- Thời gian: ngày 03 và 04 tháng 12 năm 2024 (bắt đầu lúc 08 giờ 00)
- Địa điểm: Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; số 33 Vĩnh Viễn, Phường 2, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối tượng tham dự: cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy chương trình tiếng Anh tại các trung tâm.
Kế hoạch tổ chức tập huấn chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh? (Hình từ Internet)
Cơ sở giáo dục nào thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo?
Căn cứ theo Điều 74 Luật Giáo dục 2019 có quy định cụ thể về cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục như sau:
Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
1. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
2. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
3. Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo. Trường sư phạm có trường thực hành hoặc cơ sở thực hành.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Như vậy thông qua quy định trên thì cơ sở giáo dục nào thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo là trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trung học cơ sở là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về trình độ chuẩn được đào tạo, chuẩn nghề nghiệp của giáo viên, nhân viên như sau:
Trình độ chuẩn được đào tạo, chuẩn nghề nghiệp của giáo viên, nhân viên
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên được quy định như sau:
a) Giáo viên trường trung học phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên (hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm) hoặc có bằng cử nhân (bằng tốt nghiệp đại học) chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật.
b) Giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo được nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để được đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên:
Giáo viên trường trung học phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên tương ứng với cấp học đang giảng dạy và thực hiện việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Nhân viên trường trung học phải đạt trình độ được đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp với từng vị trí việc làm của nhân viên theo quy định quy định của pháp luật.
Như vậy, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trung học cơ sở là có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về trí tuệ nhân tạo? Học sinh lớp mấy bước đầu viết bài văn nghị luận xã hội?
- Mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu của giáo viên năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu bản cam kết?
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?