Học tập là quyền hay nghĩa vụ của công dân?

Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật thì học tập là quyền hay nghĩa vụ của công dân?

Học tập là quyền hay nghĩa vụ của công dân?

Tại Điều 39 Hiến pháp 2013 có quy định như sau:

Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.

Căn cứ Điều 13 Luật Giáo dục 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như sau:

Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
1. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
2. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.
3. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

Như vậy, học tập vừa là quyền và vừa là nghĩa vụ của mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế.

Học tập là quyền hay nghĩa vụ của công dân?

Học tập là quyền hay nghĩa vụ của công dân? (Hình từ Internet)

Mọi công dân phải thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc?

Căn cứ Điều 14 Luật Giáo dục 2019 quy định về phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc như sau:

Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc
1. Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.
Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
2. Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.
3. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
4. Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.

Như vậy, pháp luật quy định mọi công dân có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc trong độ tuổi quy định.

Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị gì cho công dân?

Căn cứ Điều 29 Luật Giáo dục 2019 quy định về mục tiêu của giáo dục phổ thông như sau:

Mục tiêu của giáo dục phổ thông
1. Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy, giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân và:

- Bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp;

- Có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ của công dân có phải là nhiệm vụ của nhà giáo hay không?

Căn cứ Điều 69 Luật Giáo dục 2019 quy định về nhiệm vụ của nhà giáo như sau:

Nhiệm vụ của nhà giáo
1. Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
4. Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

Như vậy, gương mẫu thực hiện nghĩa vụ của công dân là nhiệm vụ của nhà giáo.

Ngoài ra, nhà giáo còn những nhiệm vụ sau đây:

- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

- Gương mẫu thực hiện điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

- Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

Ngành giáo dục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
4 phương pháp xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật lĩnh vực giáo dục đào tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Học tập là quyền hay nghĩa vụ của công dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Công đoàn ngành Giáo dục đề nghị rà soát đối chiếu việc đóng 2% kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khung trình độ quốc gia Việt Nam bao gồm mấy bậc?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Luật Di sản văn hóa 2024? Quy định Hoạt động giáo dục của bảo tàng?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảm bảo giáo dục trong SDGs là gì? Nhà nước có ưu tiên đầu tư tài chính cho xây dựng trường học không?
Hỏi đáp Pháp luật
7 Vị trí công tác lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi từ ngày 14 tháng 1 năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích vai trò của công nghệ thông tin, thiết bị số, công nghệ trong dạy học, giáo dục? Mục tiêu chuyển đổi số trong dạy học thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo Thông tư 19 là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tinh gọn bộ máy đề xuất chuyển 02 Đại học Quốc gia về Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý theo Kế hoạch 140?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 41
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;