Toàn văn Luật Di sản văn hóa 2024? Quy định Hoạt động giáo dục của bảo tàng?
Toàn văn Luật Di sản văn hóa 2024?
Ngày 23/11/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa 2024 Tải về sẽ thay thế Luật Di sản văn hóa 2001.
Cụ thể tại Điều 1 Luật Di sản văn hóa 2024 Tải về sẽ có phạm vi điều chỉnh như
- Luật này quy định về di sản văn hóa, hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân trong hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa vật thể được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng thời, tại Điều 2 Luật Di sản văn hóa 2024 Tải về về đối tượng áp dụng của Luật này như sau:
- Luật Di sản văn hóa 2024 áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng và người Việt Nam định cư ở Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cộng đồng và người nước ngoài định cư, hoạt động ở Việt Nam; người Việt Nam định cư, hoạt động ở nước ngoài liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
>>Tải về Luật Di sản văn hóa 2024 *Lưu ý: Luật Di sản văn hóa 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Toàn văn Luật Di sản văn hóa 2024? Quy định Hoạt động giáo dục của bảo tàng? (Hình từ Internet)
Quy định Hoạt động giáo dục của bảo tàng?
Về Quy định Hoạt động giáo dục của bảo tàng sẽ được quy định rõ trong Luật Di sản văn hóa 2024 Tải về gồm:
- Hướng dẫn tham quan; tổ chức hoạt động trải nghiệm;
- Tổ chức chương trình giáo dục;
- Tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học, nói chuyện chuyên đề.
Hoạt động giáo dục phải phù hợp với nội dung, đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng; nhu cầu học tập, hưởng thụ văn hóa của công chúng.
Tuyên truyền, quảng bá, giáo dục truyền thống qua di sản văn hóa như thế nào?
Căn cứ theo Điều 86 Luật Di sản văn hóa 2024 Tải về quy định như sau:
Thì việc tuyên truyền, quảng bá, giáo dục truyền thống thông qua di sản văn hóa và phát huy giá trị di sản văn hóa trên môi trường điện tử
- Tuyên truyền, quảng bá, giáo dục truyền thống thông qua di sản văn hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua trưng bày, giới thiệu, hội thảo khoa học, tọa đàm, thi sáng tác, triển lãm về di sản văn hóa; liên hoan, trình diễn di sản văn hóa phi vật thể; hoạt động tìm hiểu, tham quan, học tập về di sản văn hóa gắn kết với chương trình, hoạt động giáo dục trong cơ sở giáo dục; biên soạn, xuất bản tài liệu chuyên ngành về di sản văn hóa và các hình thức phù hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Việc phát huy giá trị di sản văn hóa trên môi trường điện tử thực hiện theo các quy định của Luật này, pháp luật về công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, quy định khác của pháp luật có liên quan và phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
+ Bảo đảm tuyệt đối an toàn cho di sản văn hóa trong quá trình xây dựng dữ liệu số về di sản văn hóa và nội dung trưng bày số;
+ Việc thu thập, lưu trữ, xử lý dữ liệu và sử dụng các cơ sở dữ liệu số của tổ chức, cá nhân phải tuân theo quy định pháp luật về quyền tác giả và bảo vệ dữ liệu cá nhân;
+ Dữ liệu số phải bảo đảm tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về dữ liệu số, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bên cạnh đó phải xã hội hóa trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được quy định tại Điều 87 Luật Di sản văn hóa 2024 Tải về quy định như sau:
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Nguồn lực xã hội hóa được sử dụng cho các hoạt động sau:
+ Nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, tư liệu hóa, lập hồ sơ khoa học để công nhận, xếp hạng, ghi danh di sản văn hóa;
+ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa;
+ Tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa trong nước và nước ngoài;
+ Tổ chức phục hồi, thực hành, truyền dạy, giới thiệu, quảng bá, trình diễn, liên hoan về di sản văn hóa phi vật thể;
+ Bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích;
+ Thăm dò, khai quật khảo cổ;
+ Nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, số hóa, lưu giữ, phục chế và phát huy giá trị di sản tư liệu;
+ Nghiên cứu, sưu tầm, giám định, kiểm kê, bảo quản, phục chế, trưng bày, giáo dục, truyền thông của bảo tàng;
+ Hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa quy định tại khoản 2 Điều 87 Luật Di sản văn hóa 2024 Tải về được hưởng các ưu đãi về thuế, ưu đãi vay vốn theo quy định của pháp luật.
*Lưu ý: Luật Di sản văn hóa 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?
- Mẫu Kịch bản tổ chức lễ Noel cho trẻ mầm non? Các loại hình của cơ sở giáo dục mầm non hiện nay?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 có đáp án? Hội đồng kỷ luật học sinh trong trường trung học cơ sở gồm những ai?
- Chi tiết đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 có đi kèm đáp án? Mục tiêu xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?
- Top 3 bộ đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 đi kèm đáp án? Học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Top mẫu viết đoạn kết thúc khác cho một câu chuyện đã đọc, đã nghe lớp 4? Học sinh tiểu học hay còn gọi là học sinh cấp mấy?
- Mẫu đề thi học kì 1 lớp 6 Tiếng Anh mới nhất? Học sinh trung học cơ sở học trong bao nhiêu năm?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 Toán 10 có đáp án? Học sinh lớp 10 được học các kiến thức gì trong môn Toán?