Học ngành truyền thông và mạng máy tính hệ cao đẳng ra trường làm gì?

Ngành truyền thông và mạng máy tính trình độ cao đẳng có các vị trí việc làm ra sao?

Học ngành truyền thông và mạng máy tính hệ cao đẳng ra trường làm gì?

Căn cứ tại tiểu mục 5 Mục A Phần 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực máy tính, công nghệ thông tin và công nghệ kỹ thuật (Sau đây gọi là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BLĐTBXH thì sau khi tốt nghiệp người học học ngành truyền thông và mạng máy tính hệ cao đẳng có thể làm việc tại các vị trí ngành, nghề sau:

- Thiết kế và xây dựng hệ thống mạng;

- Quản trị mạng hệ thống mạng;

- Quản trị, giám sát an ninh mạng;

- Lập trình mạng, ứng dụng di động và thiết bị thông minh;

- Phát triển ứng dụng truyền thông.

Học ngành truyền thông và mạng máy tính hệ cao đẳng ra trường làm gì?

Học ngành truyền thông và mạng máy tính hệ cao đẳng ra trường làm gì? (Hình từ Internet)

Ngành truyền thông và mạng máy tính hệ cao đẳng là ngành nghề ra sao?

Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục A Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BLĐTBXH mô tả ngành truyền thông và mạng máy tính hệ cao đẳng như sau:

Truyền thông và mạng máy tính trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện thiết kế, xây dựng, vận hành toàn bộ hệ thống và mạng máy tính, quản trị, giám sát và điều phối các hoạt động khác liên quan đến mạng máy tính.

Đồng thời truyền thông và mạng máy tính cũng cung cấp cho người học những kỹ năng tiên tiến trong việc phát triển ứng dụng trên các hệ thống máy, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề Truyền thông và mạng máy tính có kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành về công nghệ thông tin và chuyên sâu trong lĩnh vực mạng máy tính và truyền thông hay những công nghệ tiên tiến như điện toán đám mây, tính toán lưới, tính toán di động, xây dựng và vận hành data center, an toàn và bảo mật thông tin.

Có thể làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp cung cấp giải pháp, kỹ thuật phần cứng máy tính, lắp đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống mạng máy tính; các doanh nghiệp công nghệ thông tin hoặc không công nghệ thông tin kinh doanh phân tích, thiết kế hệ thống mạng, thiết bị giám sát, cài đặt hệ thống mạng;

Là người quản trị hệ thống mạng, thiết lập hệ thống tại các trung tâm dữ liệu, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) của công ty, tổ chức; khai thác và cài đặt các dịch vụ mạng Internet, chẩn đoán, giám sát, theo dõi và khắc phục các sự cố mạng máy tính, bảo trì, nâng cấp, tối ưu hệ thống mạng, thực hiện bảo mật hệ thống, phần mềm, thiết bị; lập trình mạng, ứng dụng di động và thiết bị thông minh, thiết kế và quản trị website.

Vận dụng kiến thức truyền thông vào việc xây dựng chiến lược và kế hoạch truyền thông, thực hiện truyền thông xã hội và mạng xã hội, truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC), thiết kế và tích hợp các sản phẩm đa phương tiện vào báo chí, cách xây dựng một kênh đa phương tiện hiệu quả.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2200 giờ tương đương 85 tín chỉ.

Các yêu cầu về kỹ năng của sinh viên ngành truyền thông và mạng máy tính hệ cao đẳng ra sao?

Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục A Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BLĐTBXH thì yêu cầu về kỹ năng của sinh viên ngành truyền thông và mạng máy tính hệ cao đẳng sau khi ra trường như sau:

- Khai thác được các ứng dụng trên hệ thống mạng;

- Thiết kế, xây dựng và triển khai được hệ thống mạng cho doanh nghiệp nhỏ và trung bình;

- Triển khai, cài đặt, vận hành (quản trị) được hệ thống thông tin cho doanh nghiệp;

- Đánh giá được hệ thống bảo mật, mã hóa được dữ liệu;

- Xây dựng và triển khai được hệ thống tường lửa bảo vệ hệ thống mạng;

- Bảo trì, sửa chữa và nâng cấp được phần mềm và phần cứng của hệ thống mạng;

- Lập được danh sách các chính sách điều khiển truy cập áp dụng cho các đối tượng trong hệ thống;

- Sử dụng được các công cụ kiểm tra, quét các lỗ hổng trên thiết bị mạng;

- Lập được hồ sơ giám sát hệ thống cáp truyền dẫn, hạ tầng thiết bị, hệ thống dịch vụ, bảo mật mạng;

- Thiết lập được quy trình khắc phục sự cố; chính sách duy trì, khắc phục sự cố;

- Quản lý được nhóm, giám sát, bảo mật được an ninh thông tin trong các hệ thống vừa và nhỏ.

- Lập được bảng danh sách các nguy cơ, lỗ hổng bảo mật có trong hệ thống;

- Xây dựng được các ứng dụng đơn giản trên hệ thống mạng;

- Đánh giá, lựa chọn được thiết bị hệ thống mạng không dây;

- Bảo dưỡng và khắc phục được lỗi hệ thống mạng không dây;

- Thành thạo lập trình mạng, ứng dụng di động và thiết bị thông minh;

- Xây dựng và phát triển được ứng dụng truyền thông, các ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng Website đáp ứng kỳ vọng của khách hàng;

- Ứng dụng được truyền thông vào xây dựng chiến lược và kế hoạch truyền thông, Thành thạo truyền thông xã hội và mạng xã hội, truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC);

- Áp dụng truyền thông đa phương tiện tạo được các sản phẩm đa phương tiện đáp ứng yêu cầu truyền thông;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Trình độ cao đẳng
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Học ngành truyền thông và mạng máy tính hệ cao đẳng ra trường làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học hệ cao đẳng mấy năm? Chương trình đào tạo hệ cao đẳng sẽ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngành công nghệ sinh học trình độ cao đẳng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngành kiểm soát không lưu hệ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng logistics sau khi ra trường có thể làm việc tại các vị trí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng điều dưỡng ra trường làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng công tác xã hội ra trường làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng hộ sinh ra trường làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng công nghệ kỹ thuật ô tô ra trường làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ cao đẳng là ngành nghề gì?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;