Học cao đẳng logistics sau khi ra trường có thể làm việc tại các vị trí nào?
- Giới thiệu chung về ngành logistics trình độ cao đẳng?
- Học cao đẳng logistics sau khi ra trường có thể làm việc tại các vị trí nào?
- Yêu cầu về kỹ năng đối với sinh viên cao đẳng logistics sau khi tốt nghiệp như thế nào?
- Yêu cầu về kiến thức đối với sinh viên cao đẳng logistics sau khi tốt nghiệp như thế nào?
Giới thiệu chung về ngành logistics trình độ cao đẳng?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục A Phần 6 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ vận tải, môi trường và an ninh (sau đây gọi chung là quy định) ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH có giới thiệu chung về ngành logistics trình độ cao đẳng như sau:
Logistics trình độ cao đẳng là ngành, nghề kiểm soát luồng di chuyển của hàng hóa, năng lượng, thông tin và những nguồn lực khác như sản phẩm, dịch vụ và con người, từ cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất cho tới phân phối các sản phẩm đầu ra, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Logistics là một ngành rộng, liên quan đến việc lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát một chuỗi những hoạt động từ nơi sản xuất, cung cấp đến tay người tiêu dùng bao gồm: đóng gói, bao bì, xếp dỡ, lưu kho lưu bãi, bảo quản hàng hóa, vận chuyển, giao nhận, lập chứng từ…
Người làm nghề Logistics có thể tham gia vào chuỗi hoạt động logistics với các công việc liên quan như: hành chính logistics, giao nhận hàng hóa, xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vận hành kho, giám sát kho.
Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, kho bãi, cảng; liên quan đến việc tuân thủ nhiều quy trình, quy định; sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất; đảm bảo an toàn, an ninh.
Cường độ làm việc cao, chịu áp lực lớn về thời gian và yêu cầu đảm bảo tiến độ thực hiện, phối hợp chặt chẽ với các bộ phận có liên quan.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, cần phải đảm bảo các điều kiện làm việc thiết yếu như: các quy trình, quy định đầy đủ, rõ ràng; cơ sở vật chất tốt, ứng dụng công nghệ, phần mềm; cơ cấu tổ chức hiệu quả đảm bảo thông tin thông suốt.
Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc.
Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, xây dựng ý thức và sự say mê nghề nghiệp.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.895 giờ (tương đương 68 tín chỉ).
Học cao đẳng logistics sau khi ra trường có thể làm việc tại các vị trí nào? (Hình từ Internet)
Học cao đẳng logistics sau khi ra trường có thể làm việc tại các vị trí nào?
Căn cứ tại tiểu mục 5 Mục A Phần 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH thì sinh viên học cao đẳng logistics sau khi ra trường có thể làm việc tại các vị trí công việc sau:
- Hành chính logistics;
- Giao nhận hàng hóa;
- Xếp dỡ hàng hoá tổng hợp;
- Vận hành kho;
- Giám sát kho.
Yêu cầu về kỹ năng đối với sinh viên cao đẳng logistics sau khi tốt nghiệp như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục A Phần 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH thì sinh viên cao đẳng logistics sau khi tốt nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng như sau:
- Ứng dụng được các quy tắc quốc tế (Incoterms, UCP,…) trong hoạt động logistics;
- Phát hiện và đề phòng được rủi ro và mối nguy hại về an toàn lao động, an ninh hàng hóa;
- Thực hiện được công tác bàn giao ca, sử dụng nhật ký công việc;
- Sử dụng được các phần mềm phục vụ cho công việc hành chính logistics, giao nhận, xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vận hành kho, giám sát kho;
- Thực hiện được các quy trình trong hành chính logistics, giao nhận, xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vận hành kho, giám sát kho;
- Vận hành được thiết bị máy móc chuyên dụng trong dây chuyền hệ thống tự động trong kho, bãi;
- Giải thích được sơ đồ kho, sơ đồ bố trí, sắp xếp hàng hóa;
- Lập được kế hoạch tổ chức và kế hoạch công việc;
- Lập được báo cáo định kỳ theo quy định;
- Đọc và lập được các chứng từ sử dụng trong hành chính logistics, giao nhận, xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vận hành kho, giám sát kho;
- Giải quyết được các sự cố thường gặp trong hành chính logistics, giao nhận, xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vận hành kho, giám sát kho;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Yêu cầu về kiến thức đối với sinh viên cao đẳng logistics sau khi tốt nghiệp như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục A Phần 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH thì sinh viên cao đẳng logistics sau khi tốt nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng như sau:
- Xác định được nội dung và các quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động logistics;
- Cập nhật được các chính sách, quy định, quy tắc về logistics trong nước và quốc tế;
- Phân loại được các loại hình hoạt động logistics;
- Xác định được các tiêu chuẩn về an toàn lao động, an ninh hàng hóa;
- Trình bày được quy trình bàn giao ca, sử dụng nhật ký công việc;
- Ứng dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công việc hành chính logistics, giao nhận, xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vận hành kho, giám sát kho;
- Trình bày được khái niệm cơ bản trong lĩnh vực logistics liên quan đến hành chính logistics, giao nhận, xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vận hành kho, giám sát kho;
- Phân tích được quy trình và cách thức thực hiện công việc trong hành chính logistics, giao nhận, xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vận hành kho, giám sát kho;
- Phân tích được đặc điểm, cách thức hoạt động của trang thiết bị, cơ sở vật chất trong logistics liên quan đến hành chính logistics, giao nhận, xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vận hành kho, giám sát kho;
- Mô tả được các loại hồ sơ/chứng từ trong hành chính logistics, giao nhận, xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vận hành kho, giám sát kho;
- Phân tích được các sự cố thường gặp trong hành chính logistics, giao nhận, xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vận hành kho, giám sát kho;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?