09:53 | 23/07/2024

Giáo án giảng dạy của giáo viên trường trung học cơ sở được hiểu như thế nào?

Trong hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục thì giáo án giảng dạy của giáo viên trường trung học cơ sở được hiểu như thế nào?

Giáo án giảng dạy của giáo viên trường trung học cơ sở được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo Điều 21 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT như sau:

Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục
Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường gồm:
1. Đối với nhà trường:
a) Sổ đăng bộ.
b) Học bạ học sinh.
c) Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học).
d) Hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật (nếu có).
đ) Kế hoạch giáo dục của nhà trường (theo năm học).
e) Sổ ghi đầu bài.
g) Sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
h) Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến.
i) Hồ sơ quản lý thiết bị giáo dục, thư viện.
k) Hồ sơ quản lý tài sản, tài chính.
l) Hồ sơ kiểm tra, đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên.
m) Hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh.
n) Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật học sinh.
o) Hồ sơ phổ cập giáo dục (đối với cấp trung học cơ sở).
2. Đối với tổ chuyên môn:
a) Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn (theo năm học).
b) Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn.
3. Đối với giáo viên:
a) Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).
b) Kế hoạch bài dạy (giáo án).
c) Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.
d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).
...

Đối chiếu quy định trên thì hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường đối với giáo viên sẽ gồm:

{1} Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).

{2} Kế hoạch bài dạy (giáo án giảng dạy).

{3} Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.

{4} Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

Như vậy, theo quy định trên có thể hiểu rằng giáo án giảng dạy chính là kế hoạch bài dạy của giáo viên trường trung học cơ sở. Đồng thời giáo án giảng dạy này cũng thuộc 1 trong 4 loại sổ sách dành cho giáo viên trong hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục tại nhà trường.

Giáo án giảng dạy của giáo viên trường trung học cơ sở được hiểu như thế nào?

Giáo án giảng dạy của giáo viên trường trung học cơ sở được hiểu như thế nào? (Hình từ Internet)

Mẫu giáo án giảng dạy dành cho giáo viên trường trung học cơ sở như thế nào?

Tại Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020 có hướng dẫn về kế hoạch giáo dục của giáo viên và Kế hoạch bài dạy (giáo án giảng dạy) như sau:

- Căn cứ vào Kế hoạch dạy học các môn học của tổ chuyên môn, giáo viên được phân công dạy học môn học ở các khối lớp xây dựng Kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học (theo Khung kế hoạch giáo dục của giáo viên tại Phụ lục 3 Tải về); trên cơ sở đó xây dựng các Kế hoạch bài dạy (theo Khung kế hoạch bài dạy tại Phụ lục 4 Tải về) để tổ chức dạy học.

- Không bắt buộc học sinh phải trang bị điện thoại di động để phục vụ học tập. Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học để hỗ trợ hoạt động học do giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học quyết định; được giáo viên hướng dẫn cụ thể trong các hoạt động đã được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy sao cho không yêu cầu tất cả học sinh phải có điện thoại để sử dụng và bảo đảm yêu cầu phù hợp với nội dung học tập.

- Giáo viên thông báo cụ thể yêu cầu học sinh chỉ được sử dụng điện thoại như là một thiết bị hỗ trợ hoạt động học và những điều học sinh không được làm khi sử dụng điện thoại trên lớp, trong giờ học.

- Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy thông qua các hình thức: hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập.

- Đối với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số phải thông báo trước cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng cho học sinh tự học; chú trọng đánh giá bằng nhận xét quá trình và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong Kế hoạch bài dạy.

Khung kế hoạch bài dạy (Giáo án giảng dạy) tại Phụ lục 4 Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020. Tải về.

Khung kế hoạch

>>> Tải về KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (PL1)

>>> Tải về KHUNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (PL2)

>>> Tải về KHUNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN (PL3)

>>> Tải về KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY (GIÁO ÁN) (PL4)

Thời hạn bảo quản giáo án giảng dạy của giáo viên trường trung học cơ sở sẽ như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 27/2016/TT-BGDĐT, quy định như sau:

Các nhóm và thời hạn bảo quản tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành Giáo dục
...
2. Thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành Giáo dục là khoảng thời gian cần thiết để lưu giữ hồ sơ, tài liệu tính từ năm công việc kết thúc. Thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu gồm hai mức sau:
a) Bảo quản vĩnh viễn: Hồ sơ, tài liệu thuộc mức này được lưu giữ cho đến khi tài liệu tự hủy hoại và không thể phục chế;
b) Bảo quản có thời hạn: Hồ sơ, tài liệu thuộc mức này được lưu giữ với thời hạn tính bằng số năm cụ thể hoặc khoảng thời gian nhất định.
3. Thời hạn bảo quản các nhóm hồ sơ, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành Giáo dục được quy định cụ thể tại Bảng thời hạn bảo quản kèm theo Thông tư này.

Như vậy, thời hạn bảo quản giáo án giảng dạy cũng chính là thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành Giáo dục là khoảng thời gian cần thiết để lưu giữ hồ sơ, tài liệu tính từ năm công việc kết thúc.

Giáo viên trường trung học cơ sở
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo án giảng dạy của giáo viên trường trung học cơ sở được hiểu như thế nào?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;