Điều lệ trường tiểu học là văn bản nào?

Hiện nay văn bản nào quy định về Điều lệ trường tiểu học? Có bao nhiêu loại hình trường tiểu học?

Điều lệ trường tiểu học mới nhất là văn bản nào?

Theo quy định của pháp luật thì Điều lệ trường tiểu học mới nhất được quy định tại Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT.

Tại Điều 1 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định phạm vi áp dụng như sau:

- Điều lệ này quy định tổ chức và hoạt động của trường tiểu học bao gồm: tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động giáo dục; nhiệm vụ và quyền của giáo viên, nhân viên; nhiệm vụ và quyền của học sinh; tài sản và tài chính của nhà trường; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

- Điều lệ này áp dụng đối với trường tiểu học, trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học (sau đây gọi chung là trường tiểu học), tổ chức và cá nhân có liên quan.

Như vậy, điều lệ trường tiểu học mới nhất là điều lệ được ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT.

Điều lệ trường tiểu học là văn bản nào?

Điều lệ trường tiểu học là văn bản nào? (Hình từ Internet)

Điều lệ trường tiểu học quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học ra sao?

Căn cứ theo Điều 3 Điều lệ Trường tiểu học, ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT điều lệ trường tiểu học quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học như sau:

- Công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tại địa bàn. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động và tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đến trường. Nhận bảo trợ và quản lý các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.

- Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; thực hiện lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; triển khai thực hiện sách giáo khoa và nội dung giáo dục của địa phương theo quyết định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); thực hiện tự chủ chuyên môn trong tổ chức các hoạt động giáo dục tại trường tiểu học.

- Thực hiện tự kiểm định chất lượng và đảm bảo chất lượng giáo dục theo quy định.

- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

- Quản lý và sử dụng đất, tài chính và tài sản của nhà trường theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện các hoạt động giáo dục. Tổ chức cho giáo viên, người lao động và học sinh tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

- Xây dựng môi trường văn hoá - giáo dục trong nhà trường, tham gia xây dựng môi trường văn hoá - giáo dục ở địa phương.

- Được tiếp nhận các khoản tài trợ, viện trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với nhà trường theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều lệ trường tiểu học quy định có bao nhiêu loại hình trường tiểu học?

Căn cứ theo Điều 4 Điều lệ Trường tiểu học, ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT thì Điều lệ trường tiểu học quy định về loại hình trường, lớp tiểu học như sau:

Loại hình trường, lớp tiểu học
1. Trường tiểu học được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục.
a) Trường tiểu học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu.
b) Trường tiểu học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
2. Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt gồm:
a) Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
b) Lớp tiểu học trong trường phổ thông dân tộc bán trú.
c) Lớp tiểu học trong cơ sở giáo dục dành cho trẻ em khuyết tật.
d) Lớp tiểu học trong trường giáo dưỡng.
3. Cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học: trung tâm học tập cộng đồng; lớp dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học ở trường, lớp dành cho trẻ khuyết tật.

Như vậy, Điều lệ trường tiểu học quy định có 2 loại hình chính công lập.

Bên cạnh đó còn có thêm loại hình trường tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trường chuyên biệt.

Trường tiểu học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu mà trường tiểu học phải đáp ứng?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều lệ trường tiểu học là văn bản nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển tên trường tiểu học cần lưu ý những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục thuốc thiết yếu dùng trong Phòng y tế học đường của trường tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường tiểu học phải lên phương án đảm bảo phòng chống dịch bệnh trong năm học 2024-2025 cho các em ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường tiểu học cần lưu ý về an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong năm học 2024-2025 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Sĩ số lớp ở trường tiểu học năm học 2024-2025 không quá bao nhiêu em học sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường tiểu học phải đáp ứng tiêu chuẩn gì về cơ sở vật chất tối thiểu khối phụ trợ?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chuyên môn của trường tiểu học phải có ít nhất bao nhiêu thành viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã dạy học bao nhiêu năm thì mới được làm hiệu trưởng trường tiểu học?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 32
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;