Địa điểm nào được Nguyễn Huệ chọn làm nơi quyết chiến với quân Xiêm? Quy tắc chung về ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?

Nguyễn Huệ chọn nơi nào làm nơi quyết chiến với quân Xiêm? Phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp như thế nào?

Địa điểm nào được Nguyễn Huệ chọn làm nơi quyết chiến với quân Xiêm?

Nguyễn Huệ đã chọn Rạch Gầm - Xoài Mút (nay thuộc tỉnh Tiền Giang) làm nơi quyết chiến với quân Xiêm vào năm 1785.

* Nguyên nhân chọn Rạch Gầm - Xoài Mút làm nơi quyết chiến với quân Xiêm:

- Rạch Gầm và Xoài Mút là hai nhánh sông nhỏ nối liền với sông Tiền, tạo nên khu vực sông nước chằng chịt, đây là nơi lý tưởng để mai phục và triển khai chiến thuật thủy chiến.

- Khu vực này có lòng sông hẹp, nhiều cù lao và cây cối rậm rạp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bày binh bố trận và đánh chặn đường tiến công của quân Xiêm.

- Ngoài ra, Nguyễn Huệ là người giỏi thủy chiến. Lợi dụng địa hình sông nước, ông có thể tổ chức các đợt phục kích hiệu quả bằng cách lợi dụng các con rạch nhỏ và luồng lạch để bao vây tiêu diệt địch.

* Tóm tắt trận Rạch Gầm - Xoài Mút (1785):

- Diễn biến trận Rạch Gầm - Xoài Mút:

+ Vào mùa Hạ năm 1784, đáp lại lời cầu viện của Nguyễn Phúc Ánh, vua Xiêm cử hai cháu là Chiêu Tăng, Chiêu Sương mang 5 vạn quân cả thủy và bộ, 300 chiến thuyền tiến công nước ta vào ngày 25/7/1784. Nguyễn Ánh cũng kêu gọi các cựu thần của nhà Nguyễn tập hợp binh lực. Quân Xiêm liên tục chiếm các cứ điểm từ Rạch Giá đến Cần Thơ và dừng chân tại Sa Đéc.

+ Sau 5 tháng (cuối năm Giáp Tuất 1784), kể từ khi đem quân vào nước ta, quân Xiêm chỉ chiếm được nửa phần đất phía tây Gia Định. Thành Mỹ Tho và nửa phần đất phía đông Gia Định, quân Tây Sơn vẫn giữ vững.

+ Cuối năm 1784, Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ đem thủy quân vào Nam tổ chức phản công, thực hiện quyết chiến chiến lược nhằm nhanh chóng quét sạch quân Xiêm - Nguyễn ra khỏi đất Gia Định.

+ Tổng số quân Tây Sơn ở Gia Định - kể cả quân đồn trú của Trương Văn Đa và đoàn binh thuyền mới được tăng cường của Nguyễn Huệ - lên đến khoảng 2 vạn. Về số lượng, quân Tây Sơn chưa bằng một nửa quân Xiêm, chưa kể quân bản bộ của Nguyễn Ánh.

+ Bằng mưu kế "điệu hổ ly sơn", Nguyễn Huệ cho quân khiêu khích, dụ quân Xiêm - Nguyễn rời căn cứ Sa Đéc và tiến sâu vào khu vực mai phục. Khi quân Xiêm lọt vào trận địa, thủy quân Tây Sơn bất ngờ từ hai con sông nhỏ Rạch Gầm, Xoài Mút tấn công, cắt đứt đội hình quân địch. Đại bác từ hai bờ sông và cù lao Thới Sơn bắn phá dữ dội, khiến đoàn thuyền Xiêm rối loạn. Sau trận đánh, gần như toàn bộ thủy quân Xiêm bị tiêu diệt, quân Nguyễn Ánh tan rã, chạy thoát thân.

- Kết quả trận Rạch Gầm - Xoài Mút:

+ Đánh tan hơn 5 vạn quân Xiêm - Nguyễn, phá hủy toàn bộ thuyền chiến địch - trên 300 chiếc, buộc Chiêu Tăng, Chiêu Sương cùng với một số tàn quân phải chạy trốn lên bờ bắc sông Mỹ Tho, đến tháng 3/1785 mới về tới Vọng Các (Băng Cốc).

+ Nguyễn Ánh và đám tàn quân phải bỏ chạy và sống cuộc đời lưu vong trên đất Xiêm.

- Ý nghĩa trận Rạch Gầm - Xoài Mút:

+ Với chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, quân Tây Sơn đã giành được thắng lợi quyết định, quét sạch quân xâm lược ra khỏi đất Gia Định, thu hồi những vùng đất bị chiếm đóng và làm tiêu tan tham vọng của vua Xiêm đối với phần lãnh thổ cực Nam của nước ta.

+ Cuộc chiến này không chỉ thể hiện tài mưu lược của Nguyễn Huệ mà còn là minh chứng cho sự sáng tạo trong việc ứng dụng chiến thuật trong tác chiến. Trận Rạch Gầm - Xoài Mút đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ đất nước và trở thành một bài học quý giá về nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Địa điểm nào được Nguyễn Huệ chọn làm nơi quyết chiến với quân Xiêm? Quy tắc chung về ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?

Địa điểm nào được Nguyễn Huệ chọn làm nơi quyết chiến với quân Xiêm? Quy tắc chung về ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì? (Hình từ Internet)

Quy tắc chung về ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH quy định quy tắc chung về ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, của cán bộ, viên chức, nhà giáo, người lao động, học sinh, sinh viên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác trong sinh hoạt cũng như học tập tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Bảo vệ, giữ gìn cảnh quan cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp.

- Cán bộ, nhà giáo, nhân viên phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục. Học sinh, sinh viên phải sử dụng trang phục sạch sẽ, gọn gàng và theo quy định của cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Cha mẹ học sinh, sinh viên và khách đến cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải sử dụng trang phục phù hợp, lịch sự.

- Không hút thuốc, không sử dụng đồ uống có cồn, các chất kích thích bị cấm khác trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật và nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Không phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trái thuần phong mỹ tục hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục dưới mọi hình thức.

- Không gian lận, dối trá, vu khống, gây hiềm khích, quấy rối, ép buộc, hoặc đe dọa, bạo lực với người khác.

- Không làm tổn hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân, đồng nghiệp (bạn học) và những người khác. Không làm tổn hại đến uy tín của tập thể.

Phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH thì việc phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:

- Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại học sinh, sinh viên; phòng, chống bạo lực học đường trên môi trường mạng cho học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và gia đình học sinh, sinh viên; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh, sinh viên.

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thường xuyên tiến hành theo dõi, thống kê và phân tích các nhóm đối tượng có nguy cơ bạo lực học đường. Xây dựng cơ chế phối hợp với cơ quan chức năng và quy trình xử lý đối với các tình huống bạo lực học đường.

- Thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với gia đình học sinh, sinh viên và các tổ chức, cá nhân có liên quan để kịp thời ngăn chặn, xử lý các tình huống bạo lực học đường xảy ra.

Môn Lịch sử và Địa lí lớp 8
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Địa điểm nào được Nguyễn Huệ chọn làm nơi quyết chiến với quân Xiêm? Quy tắc chung về ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích đặc điểm mạng lưới và chế độ nước của hệ thống sông Hồng? Học sinh được nhận bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trong bao lâu?
Có bao nhiêu tác phẩm văn học lớp 12 thi THPT quốc gia? Thời gian thi môn Văn THPT Quốc gia 2024 là bao lâu?
Vì sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Lớp học Lịch sử của học sinh lớp 8 được tổ chức thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 có đi kèm đáp án? Mục tiêu xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng minh khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? Số lượng phòng học tối thiểu trong trường THCS?
Hỏi đáp Pháp luật
Dãy Himalaya có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Nam Á? Quy cách phòng học bộ môn trong trường trung học cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích đặc điểm mạng lưới và chế độ nước của sông Thu Bồn? Tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu đối với khối phụ trợ trong trường THCS?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích vai trò của hồ đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt lớp 8? Kiến thức địa lí mà học sinh lớp 8 được học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng minh sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam lớp 8? Nội dung đặc điểm khí hậu và thủy văn Việt Nam mà học sinh lớp 8 được học?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên nhân và hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? Học sinh lớp 8 cần đạt yêu cầu gì khi học về chiến tranh thế giới thứ nhất?
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;