Chi tiết đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 có đi kèm đáp án? Mục tiêu xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?
Chi tiết đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 có đi kèm đáp án?
Học sinh có thể tham khảo dưới đây các mẫu đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 để luyện thi cho kì thi sắp tới:
Phòng Giáo dục và Đào tạo ... Đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 Năm học 2024 - 2025 Môn: Lịch sử và Địa lí lớp 8 Thời gian làm bài: phút (Đề số 1) PHẦN MÔN LỊCH SỬ (5,0 điểm) I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) Câu 1. Căn cứ Tây Sơn thượng đạo của nghĩa quân Tây Sơn trước đây nay thuộc vùng nào? A. Tây Sơn - Bình Định. B. An Lão – Bình Định. C. Đèo Măng Giang – Gia Lai. D. An Khê – Gia Lai. Câu 2. Trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất ở Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVII – XVIII là? A. Kinh Kì (Chợ Kẻ - Thăng Long). B. Phố Hiến (Hưng Yên). C. Thanh Hà (Phú Xuân – Huế). D. Hội An (Quảng Nam). Câu 3. Khẩu hiệu “lấy của người giàu, chia cho người nghèo” là của cuộc khởi nghĩa nào? A. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu. B. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất. C. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương. D. Khởi nghĩa Tây Sơn. Câu 4. Trong các thế kỉ XVII - XVIII, sản xuất nông nghiệp ở Đàng Trong có bước phát triển rõ rệt do? A. Chính quyền Lê, Trịnh quan tâm đến việc đắp đê, trị thủy, khai hoang. B. Không xảy ra chiến tranh, xung đột, đời sống nhân dân thanh bình. C. Các vua nhà Nguyễn ban hành nhiều chính sách, biện pháp tích cực. D. Điều kiện tự nhiên thuận lợi và chính sách khai hoang của chúa Nguyễn. Câu 5. Một trong những dấu hiệu cơ bản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc là sự xuất hiện của? A. Các công ty độc quyền. B. Tầng lớp tư bản công nghiệp. C. Các công trường thủ công. D. Tầng lớp tư bản ngân hàng. Câu 6. Nguyễn Danh Phương tập hợp nghĩa quân xây dựng căn cứ ở đâu? A. Vân Đồn. B. Điện Biên. C. Tam Đảo (Vĩnh Phúc). D. Sơn Nam. Câu 7. Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai thế giới? A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mỹ. Câu 8. Vào thế kỉ XVIII, vua Lê có vai trò như thế nào trong bộ máy cầm quyền? A. Nắm quyền tối cao. B. Chỉ là “cái bóng mờ” trong cung cấm. C. Bị san sẻ một phần quyền lực cho chúa Trịnh. D. Nắm mọi quyền binh ở Đàng Ngoài. II. TỰ LUẬN (3.0 điểm) Câu 1. (1.5 điểm) Dựa kiến thức đã học, em hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn? Câu 2. (1.5 điểm) a) Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn? (1,0 điểm) b) Việc xây dựng bảo tàng Quang Trung tại Bình Định có ý nghĩa như thế nào? (0,5 điểm) PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 điểm) I, Trắc nghiệm (2,0 điểm) Câu 1. Địa hình nước ta có hai hướng chính ? A. Hướng tây bắc-đông nam và hướng bắc - nam; B. Hướng tây bắc-đông nam và hướng vòng cung; C. Hướng nam - bắc và hướng vòng cung; D. Hướng đông - tây và hướng nam - bắc. Câu 2. Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng? A. Lớn; B. Vừa; C. Trung bình và nhỏ; D. Nhỏ. Câu 3. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được thể hiện qua? A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C; B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt; C. Một năm có hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau; D. Lượng mưa trung bình năm lớn từ 1500 - 2000 mm/năm. Câu 4. Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi? A. Hoàng Liên Sơn; B. Trường Sơn Bắc; C. Bạch Mã; D. Trường Sơn Nam. Câu 5. Nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự phân hóa Đông -Tây của khí hậu nước ta? A.Địa hình; B. Vĩ độ; C. Kinh độ; D. Gió mùa. Câu 6. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta? A. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ; B. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ; C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; D. Nam Bộ. Câu 7. Hồ Hòa Bình nằm trên con sông nào? A. Sông Mã; B. Sông Hồng; C. Sông Chảy; D. Sông Đà. Câu 8. Nước ta có nhiều sông suối phần lớn là? A. Sông lớn, dài, dày đặc; B. Sông ngắn, lớn, dốc; C. Sông dài, nhiều phù sa; D. Sông nhỏ, ngắn, dốc. II. Tự luận (3,0 điểm) Câu 1 (1,5 điểm) Chứng minh sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam ? Câu 2 (1,5 điểm) a. Sự phân hoá khí hậu ở nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động du lịch? b. Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông? |
ĐÁP ÁN
PHẦN MÔN LỊCH SỬ
I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)
II. TỰ LUẬN (3.0 điểm)
Câu 1. (1.5 điểm):
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Ý chí đấu tranh chống áp bức, bóc lột cùng truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
+ Tinh thần đoàn kết, đồng lòng của nghĩa quân và sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
+ Sự lãnh đạo, chỉ huy tài tình của bộ chỉ huy nghĩa quân, đặc biệt là vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Thể hiện và chứng minh sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân.
+ Với việc xoá bỏ ranh giới sông Gianh và lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, phong trào Tây Sơn đã đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.
+ Với việc đánh đuổi quân Xiêm và quân Thanh, phong trào Tây Sơn đã bảo vệ vững chắc nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đồng thời để lại nhiều bài học quý báu về nghệ thuật quân sự.
Câu 2. (1.5 điểm)
a) Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn:
- Nguyễn Huệ là một trong những lãnh đạo chủ chốt của phong trào nông dân Tây Sơn, phong trào đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng, đóng góp to lớn vào tiến trình lịch sử dân tộc.
- Nguyễn Huệ là người có tài năng thao lược, ông có cống hiến rất lớn trong việc đề ra kế sách và lãnh đạo, chỉ huy quân Tây Sơn giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh.
- Sau khi lên ngôi hoàng đế (năm 1788), vua Quang Trung đã bắt tay vào việc xây dựng và cải cách đất nước. Ông đã cho triển khai nhiều chính sách tiến bộ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục…
b) Ý nghĩa của việc xây dựng Bảo tàng Quang Trung là:
- Ghi nhận và tri ân những đóng góp của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc.
- Tuyên truyền và giáo dục thế hệ sau hãy tiếp nối lòng yêu nước và ý thức bảo vệ độc lập, chủ quyền của quốc gia, dân tộc.
PHẦN MÔN ĐỊA LÍ
TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
II. TỰ LUẬN (3.0 điểm)
Câu 1. (1.5 điểm):
+ Phân hoá theo chiều bắc – nam
- Miền khí hậu phía Bắc: nhiệt độ trung bình năm trên 200C, có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.
- Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ trung bình năm trên 250C, có 2 mùa mưa, khô phân hóa rõ rệt.
+ Phân hóa theo chiều đông - tây
- Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền.
- Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.
+ Phân hóa theo độ cao
Khí hậu VN phân hóa thành 3 đai cao gồm: nhiệt đới gió mùa; cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.
Câu 2 (1,5 điểm)
a. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo mùa và theo đai cao ở nước ta đã tác động trực tiếp đến sự hình thành các điểm du lịch, loại hình du lịch, mùa vụ du lịch…
+ Ở các khu vực đồi núi, sự phân hoá khí hậu theo độ cao tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, tham quan… Các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bà Nà (Đà Nẵng), Đà Lạt (Lâm Đồng),…
+ Sự phân hoá của khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam ảnh hưởng đến mùa vụ du lịch của hai miền. Các hoạt động du lịch biển ở miền Bắc hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ còn ở miền Nam có thể diễn ra quanh năm.
- Các hiện tượng thời tiết như mưa lớn, bão,... là trở ngại đối với hoạt động du lịch ngoài trời.
b. Hs có thể trả lời theo các nội dung sau: VD
- Ở lưu vực sông Hồng có xây dựng hồ chứa nước với nhiều mục đích khác nhau, như: phát triển thuỷ điện, du lịch, cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất và hoạt động sinh hoạt…
- Các hồ chứa nước có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống và sản xuất.
- Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tài nguyên nước cần chú ý đến vấn đề bảo vệ chất lượng nguồn nước.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Chi tiết đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 có đi kèm đáp án? (Hình ảnh từ Internet)
Môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 bao gồm những thiết bị dạy học gì?
Căn cứ mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về thiết bị dạy học môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS như sau:
- Các bản đồ giáo khoa treo tường (về thế giới, các khu vực, Việt Nam) phù hợp với nội dung từng chủ đề của từng lớp học và phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh;
- Các tập Atlat địa lí tự nhiên đại cương, Atlat địa lí các châu lục và Atlat địa lí Việt Nam, tập bản đồ lịch sử;
- Mô hình hiện vật, tranh lịch sử, ảnh, băng ghi âm lời nói của các nhân vật lịch sử,...;
- Các mẫu vật về tự nhiên;
- Các tranh ảnh (in trên giấy, hình digital tĩnh và động), các sơ đồ, lược đồ, các video clip được biên tập cho mục đích giáo dục, phù hợp với nội dung của từng chủ đề;
- Các phiếu học tập có các nguồn sử liệu; Các tờ bài tập (bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ);
- Các dụng cụ, thiết bị thông thường để quan sát tự nhiên (địa bàn, nhiệt kế, ẩm kế, khí áp kế);
- Một số dụng cụ thực hành, thực địa;
- Các thư viện digital chứa các kho tư liệu dạy học Lịch sử và Địa lí;
- Phần mềm dạy học.
Ở những địa phương có điều kiện nên tổ chức các phòng bộ môn.
Việc sử dụng các thiết bị dạy học có mục đích chủ yếu nhằm tạo điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật để tổ chức các hoạt động học tập, tự tìm tòi tri thức lịch sử và địa lí của học sinh một cách tích cực, sáng tạo.
Mục tiêu xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?
Căn cứ mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS như sau:
- Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung.
- Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở hình thành, phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và năng lực địa lí trên nền tảng kiến thức cơ bản, có chọn lọc về lịch sử, địa lí thế giới, quốc gia và địa phương; các quá trình tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hoá diễn ra trong không gian và thời gian; sự tương tác giữa xã hội loài người với môi trường tự nhiên; giúp học sinh biết cách sử dụng các công cụ của khoa học lịch sử, khoa học địa lí để học tập và vận dụng vào thực tiễn; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống dân tộc, thái độ tôn trọng sự đa dạng của lịch sử thế giới và văn hoá nhân loại, khơi dậy ở học sinh ước muốn khám phá thế giới xung quanh, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
- Vì sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Lớp học Lịch sử của học sinh lớp 8 được tổ chức thế nào?
- Mẫu văn tả chú bộ đội lớp 5 ngắn gọn hay nhất? Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học lớp 5 như thế nào?
- Top các mẫu đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được quyền chọn trường học không?
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?
- Mẫu Kịch bản tổ chức lễ Noel cho trẻ mầm non? Các loại hình của cơ sở giáo dục mầm non hiện nay?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 có đáp án? Hội đồng kỷ luật học sinh trong trường trung học cơ sở gồm những ai?
- Chi tiết đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 có đi kèm đáp án? Mục tiêu xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?