Để được hoạt động giáo dục thì trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập phải đáp ứng các điều kiện gì?

Điều kiện để trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục?

Để được hoạt động giáo dục thì trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập phải đáp ứng các điều kiện gì?

Căn cứ tại Điều 62 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP thì điều kiện để trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục như sau:

(1). Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm người khuyết tật, gồm:

- Trụ sở, phòng làm việc của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;

- Phòng học, phòng chức năng tương ứng để thực hiện các hoạt động của trung tâm;

- Khu nhà ở cho học sinh đối với trung tâm có người khuyết tật nội trú;

- Phương tiện, thiết bị, công cụ sử dụng để đánh giá, can thiệp, dạy học, hướng nghiệp, dạy nghề;

- Tài liệu chuyên môn, tài liệu hỗ trợ bảo đảm thực hiện các hoạt động của trung tâm.

(2). Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục có trình độ chuyên môn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật.

(3). Nội dung chương trình giáo dục và tài liệu bồi dưỡng, tư vấn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật.

Để được hoạt động giáo dục thì trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập phải đáp ứng các điều kiện gì?

Để được hoạt động giáo dục thì trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập phải đáp ứng các điều kiện gì? (Hình từ Internet)

Thủ tục để trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục như thế nào?

Căn cứ tại Điều 62 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định thủ tục để trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục như sau:

Thủ tục để trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục
1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục.
2. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị cho phép hoạt động giáo dục, trong đó nêu rõ điều kiện đáp ứng hoạt động tương ứng với các nhiệm vụ;
b) Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trung tâm.
3. Trình tự thực hiện
a) Trung tâm gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức thẩm định các điều kiện hoạt động và quyết định cho phép trung tâm hoạt động giáo dục. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trung tâm nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

Như vậy, thủ tục để trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục như sau:

Bước 1: Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo.

Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị cho phép hoạt động giáo dục, trong đó nêu rõ điều kiện đáp ứng hoạt động tương ứng với các nhiệm vụ;

- Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trung tâm.

Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức thẩm định các điều kiện hoạt động và quyết định cho phép trung tâm hoạt động giáo dục. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trung tâm nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập bị đình chỉ hoạt động khi nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 65 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về đình chỉ hoạt động trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập như sau:

Đình chỉ hoạt động trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập
1. Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập bị đình chỉ hoạt động khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 62 của Nghị định này;
b) Có hành vi gian lận để được thành lập, hoạt động giáo dục;
c) Người cho phép thành lập hoặc cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ bị đình chỉ;
e) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập bị đình chỉ hoạt động khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

- Không bảo đảm các điều kiện hoạt động giáo dục;

- Gian lận để được thành lập, hoạt động giáo dục;

- Cho phép thành lập hoặc cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;

- Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;

- Vi phạm quy định của pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ bị đình chỉ;

- Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

Giáo dục hòa nhập
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch giáo dục người khuyết tật được xây dựng trên cơ sở nào? Nhà nước có chính sách hỗ trợ thực hiện giáo dục hòa nhập không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên trung tâm giáo dục hòa nhập có phải bồi dưỡng thường xuyên?
Hỏi đáp Pháp luật
Can thiệp sớm đối với người khuyết tật là gì? Ai có quyền xây dựng kế hoạch hoạt động can thiệp sớm cho người khuyết tật?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ em được can thiệp giáo dục sớm khi có dấu hiệu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch giáo dục cá nhân là gì? Cơ quan nào phụ trách hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho học sinh khuyết tật?
Hỏi đáp Pháp luật
Vị trí pháp lý của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Để được hoạt động giáo dục thì trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập phải đáp ứng các điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập ở trường tiểu học cần có các thiết bị đặc thù không?
Hỏi đáp Pháp luật
3 hoạt động hỗ trợ giáo dục hòa nhập trong cơ sở giáo dục ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;