Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo có phải chương trình giáo dục thường xuyên?
Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo có phải chương trình giáo dục thường xuyên?
Căn cứ Điều 43 Luật Giáo dục 2019 quy định về chương trình, hình thức, nội dung, phương pháp giáo dục thường xuyên như sau:
Chương trình, hình thức, nội dung, phương pháp giáo dục thường xuyên
1. Chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm:
a) Chương trình xóa mù chữ;
b) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;
c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp;
d) Chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm:
a) Vừa làm vừa học;
b) Học từ xa;
c) Tự học, tự học có hướng dẫn;
d) Hình thức học khác theo nhu cầu của người học.
3. Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và chất lượng cuộc sống.
...
Như vậy, chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm những chương trình sau đây:
- Chương trình xóa mù chữ;
- Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp;
- Chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
Cho nên, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp giáo viên hay bồi dưỡng nhà giáo là một trong số các chương trình giáo dục thường xuyên.
>>> Xem thêm Khi nào khai giảng năm học 2024 2025?
>>> Xem thêm Kịch bản chương trình khai giảng năm học mới 2024-2025?
>>> Xem thêm Kịch bản khai giảng năm học mới cho trường mầm non 2024?
>>> Xem thêm Ý nghĩa tiếng trống lễ khai giảng năm học mới 2024-2025?
>>> Xem thêm Văn mẫu dành cho hiệu trưởng khai giảng năm học mới 2024-2025?
Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo có phải chương trình giáo dục thường xuyên? (Hình từ Internet)
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng chuyên đề nhà giáo được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 73 Luật Giáo dục 2019 quy định về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cụ thể như sau:
Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo
1. Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo; nhà giáo được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ.
2. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tạo điều kiện để nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Nhà nước sẽ có chính sách đào tạo, bồi dưỡng chuyên đề nhà giáo bằng cách cử đi đào tạo và nhà giáo sẽ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định.
Cơ sở giáo dục có nhiệm vụ phải đào tạo cán bộ quản lý và giáo viên của trường không?
Căn cứ 74 Luật Giáo dục 2019 quy định về cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cụ thể như sau:
Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
1. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
2. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
3. Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo. Trường sư phạm có trường thực hành hoặc cơ sở thực hành.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Theo đó, cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo. Trường sư phạm có trường thực hành hoặc cơ sở thực hành.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nhà giáo và cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
Như vậy, cơ sở giáo dục phải có nhiệm vụ phải đào tại cán bộ quản lý và giáo viên của trường.
- Hướng dẫn luyện chữ đẹp đúng cách? Mục tiêu giảng dạy môn tiếng Việt lớp 2 là gì?
- Đối tượng nào được tham gia cuộc thi Em Viết Ước Mơ 2024? Điều kiện để học sinh Tiểu học được vượt lớp là gì?
- Đề cương Pháp luật đại cương đầy đủ và chi tiết nhất? Chương trình đào tạo trình độ đại học có số tín chỉ tối thiểu là bao nhiêu?
- Mẫu đoạn văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống ngắn gọn? Những ngữ liệu về văn nghị luận có trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8?
- Tuyển chọn những bức thư gửi chú bộ đội hay nhất? Học sinh lớp 3 dành bao nhiêu tuần trong năm cho việc học tập và hoạt động giáo dục?
- Mẫu viết đơn xin tham gia một câu lạc bộ mà em yêu thích? Độ tuổi của học sinh lớp 4 là bao nhiêu?
- Cấu tứ là gì? Cách xác định cấu tứ trong một tác phẩm văn học? Những tác phẩm văn học nào bắt buộc trong môn Ngữ văn?
- Đề thi minh họa vào lớp 10 môn Ngữ Văn Ninh Bình 2025 như thế nào? Dự kiến phương thức tuyển sinh lớp 10?
- Mẫu văn bản kiến nghị tổ chức hoạt động ngoại khóa lớp 8? Yêu cầu cần đạt khi học văn bản thông tin của học sinh lớp 8?
- 3 12 là ngày gì? 3 12 là ngày giáo viên mầm non mới ra trường được nghỉ đúng không?