Kịch bản chương trình khai giảng năm học mới 2024-2025?

Tham khảo Kịch bản chương trình khai giảng năm học mới? Khung kế hoạch thời gian năm học sắp tới ra sao?

Kịch bản chương trình khai giảng năm học mới 2024-2025?

Dưới đây là một số kịch bản chương trình khai giảng năm học 2024-2025 và lời dẫn chương trình khai giảng năm học 2024-2025 mà thầy cô và học sinh có thể tham khảo.

Khung kịch bản chương trình

KỊCH BẢN KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2024-2025

I. Ổn định chỗ ngồi cho các em học sinh tổ chức, chương trình văn nghệ chào mừng, chào cờ, hát quốc ca.

II. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

- Về phía đại biểu cấp trên tôi trân trọng giới thiệu sự hiện diện của

- Về phía chính quyền địa phương tôi trân trọng giới thiệu sự hiện diện của

- Về phía Hội phụ huynh học sinh tôi trân trọng giới thiệu sự hiện diện của

- Về phía nhà trường tôi trân trọng giới thiệu sự hiện diện của

III. Thông qua chương trình làm việc.

IV. Đọc thư của chủ tịch nước. (......)

V. Đọc diễn văn khai giảng năm học mới và đánh trống khai trường (thầy ..............)

VI. Công bố các quyết định khen thưởng giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh có thành tích xuất sắc năm học .....-.....

VII. Đại diện đại biểu cấp trên phát biểu.

VIII. Đại diện đại biểu phát biểu hội Cha mẹ học sinh (nếu phát sinh mục này)

IX. Đại diện giáo viên, cán bộ, nhân viên đọc quyết tâm thư. (đ/c ........)

X. Đại diện học sinh đọc quyết tâm thư: (đại diện học sinh)

XI. Phát động thi đua năm học .....-..... (đ/c........)

XII. Bế mạc Lễ khai giảng (đ/c..............)

>>> Tải về chi tiết kịch bản chương trình khai giảng năm học mới 2024-2025 mới nhất.

>>> Tải về lời dẫn chương trình khai giảng năm học 2024-2025 mới nhất.

Kịch bản chương trình khai giảng

Kịch bản chương trình khai giảng năm học mới 2024-2025? (Hình từ Internet)

Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 ra sao?

Ngày 01/8/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 về Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Theo đó, Bộ GDĐT ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:

- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.

- Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.

- Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.

- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.

- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.

- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.

- Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục năm học mới 2024-2025?

Căn cứ theo Công văn 3898/BGDĐT-GDTH năm 2024 thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục năm học mới 2024-2025 như sau:

- Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường để chủ động, linh hoạt thực hiện và hoàn thành chương trình năm học

Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy theo quy định;

- Bố trí thời gian thực hiện chương trình hiệu quả bảo đảm tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh;

- Linh hoạt trong tổ chức thực hiện dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đối tượng học sinh, bảo đảm cuối năm học học sinh đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.

- Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông

Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo các văn bản hướng dẫn chuyên môn về giáo dục tiểu học đã được Bộ GDĐT ban hành, cụ thể:

- Bảo đảm tỷ lệ 1 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học; có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định; bảo đảm tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học, hoạt động giáo dục và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo quy định.

- Thực hiện dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn[6] theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học;

- Tổ chức các hoạt động củng cố để học sinh hoàn thành nội dung học tập, các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương.

- Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mọi tiết 35 phút; thực hiện kế hoạch dạy học tối thiểu 9 buổi/tuần với 32 tiết/tuần;

- Kế hoạch giáo dục bảo đảm phân bổ hợp lý giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình;

- Tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học;

- Thời khóa biểu cần được sắp xếp một cách khoa học, bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.

- Đối với cơ sở giáo dục tiểu học chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, trên cơ sở dạy học đúng, đủ nội dung và thời lượng các môn học bắt buộc theo quy định của chương trình, cơ sở giáo dục tiểu học chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng phù hợp cho môn học tự chọn khi đảm bảo điều kiện thực hiện, hoạt động củng cố và hoạt động giáo dục khác.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú với nội dung, hình thức phù hợp điều kiện thực tế, có sự thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh và theo các quy định, hướng dẫn của cơ quan quản lý;

- Các hoạt động bán trú được tổ chức trong khoảng thời gian từ sau giờ học buổi sáng đến trước khi bắt đầu giờ học buổi chiều, thông qua hoạt động bán trú góp phần rèn luyện học sinh về kỹ năng sống, các năng lực, phẩm chất cần thiết, tính kỷ luật, tự phục vụ, trách nhiệm, chia sẻ, yêu thương;

- Việc tổ chức hoạt động bán trú cần linh hoạt, có thể bao gồm các hoạt động: tổ chức ăn trưa, ngủ trưa, vui chơi, giải trí,...cho học sinh; tổ chức ăn trưa, bán trú phải bảo đảm các quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm, bảo đảm dinh dưỡng, sức khỏe cho học sinh.

- Tổ chức các hoạt động cho học sinh ngoài giờ học chính thức trong ngày là hoạt động theo nhu cầu, sở thích của học sinh trong khoảng thời gian từ sau giờ học chính thức cho đến thời điểm được cha mẹ học sinh đón về nhà;

- Căn cứ vào nhu cầu, sở thích của học sinh, có thể tổ chức các hoạt động dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ hoặc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường (thư viện, sân chơi, bãi tập, nhà đa năng...) tạo điều kiện để học sinh vui chơi, giải trí; việc tổ chức hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ cần được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Khai giảng năm học mới
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch đi học lại 2024 của 63 tỉnh thành cho học sinh các cấp thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch đi học lại 2024-2025 TPHCM là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh lớp 1 tựu trường cần chuẩn bị những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch đi học lại 2024 cấp 2 Thành Phố Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch khai giảng 2024 cấp 2 học sinh 63 tỉnh thành?
Hỏi đáp Pháp luật
Tựu trường có cần mang sách vở không? Còn hơn 10 ngày nữa học sinh lớp 1 chính thức đi học trở lại?
Hỏi đáp Pháp luật
Mấy ngày nữa học sinh đi học lại sau kỳ nghỉ hè?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày nhập học năm 2024 của học sinh trên cả nước là ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào khai giảng năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch đi học lại 2024 cấp 3 theo khung kế hoạch năm học mới nhất?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;