Đánh giá học sinh tiểu học ở trường, lớp dành cho người khuyết tật thế nào?

Đánh giá học sinh tiểu học ở trường, lớp dành cho người khuyết tật ra sao? Đánh giá kết quả giáo dục học sinh tiểu học là người khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc gì?

Đánh giá học sinh tiểu học ở trường, lớp dành cho người khuyết tật thế nào?

Căn cứ Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, đánh giá học sinh ở trường, lớp dành cho người khuyết tật thực hiện như sau:

(1) Học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục hòa nhập tùy theo dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, được đánh giá như đối với học sinh không khuyết tật, có điều chỉnh yêu cầu cho phù hợp với dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật hoặc theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.

(2) Học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt hoặc theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.

(3) Đối với học sinh học ở các lớp dành cho người khuyết tật: giáo viên đánh giá học sinh căn cứ vào nhận xét, đánh giá thường xuyên qua các buổi học tại lớp dành cho người khuyết tật và kết quả đánh giá định kỳ môn Toán, môn Tiếng Việt được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, trong đó:

Vào cuối học kỳ 1 và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán có bài kiểm tra định kỳ;

Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ 1 và giữa học kỳ 2.

Đánh giá học sinh tiểu học ở trường, lớp dành cho người khuyết tật thế nào?

Đánh giá học sinh tiểu học ở trường, lớp dành cho người khuyết tật thế nào? (Hình từ Internet)

Đánh giá kết quả giáo dục học sinh tiểu học là người khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc gì?

Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định như sau:

Đánh giá kết quả giáo dục
1. Việc đánh giá kết quả giáo dục của người khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.
2. Đối với người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập, kết quả giáo dục môn học hoặc hoạt động giáo dục mà người khuyết tật đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chung được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà người khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung được đánh giá theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân; không đánh giá những nội dung môn học, môn học hoặc nội dung giáo dục được miễn.
3. Đối với người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt, kết quả giáo dục của môn học hoặc hoạt động giáo dục mà người khuyết tật đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà người khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì đánh giá theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân.

Vậy, việc đánh giá kết quả giáo dục của học sinh tiểu học là người khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.

Độ tuổi tối đa học sinh khuyết tật nhập học lớp 1?

Căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định như sau:

Ưu tiên nhập học và tuyển sinh
1. Ưu tiên nhập học
Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi.
2. Ưu tiên tuyển sinh
a) Đối với trung học cơ sở, trung học phổ thông
Người khuyết tật được hưởng chế độ tuyển thẳng vào trung học phổ thông như đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú và học sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định tại Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
...

Căn cứ Điều 33 Điều lệ Trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về tuổi của học sinh tiểu học như sau:

Tuổi của học sinh tiểu học
1. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi. Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.
2. Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Vậy, học sinh khuyết tật có độ tuổi tối đa nhập học lớp 1 là 09 tuổi.

Học sinh tiểu học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về suất ăn bán trú của học sinh tiểu học? Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm về nơi chế biến thức ăn?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ phép học sinh là mẫu nào? Học sinh xin nghỉ học được mấy buổi trong 1 năm học?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh tiểu học học môn Lịch sử và Địa lí từ lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu học bạ đối với học sinh tiểu học khuyết tật tại các cơ sở giáo dục đặc biệt thực hiện theo quy định nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sổ sao đỏ dành cho học sinh tiểu học là mẫu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thời khóa biểu sáng chiều 2024 học sinh tiểu học mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Học bạ số cấp tiểu học là gì? Triển khai Học bạ số cấp tiểu học năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức dạy học 2-7-35 cấp tiểu học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Sổ liên lạc điện tử học sinh là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lớp tiền tiểu học là gì? Quan điểm và nguyên tắc thực hiện dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một ra sao?
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;