Có giới hạn số lượng sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học?
Có giới hạn số lượng sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 26/2021/TT-BGDĐT quy định về thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên như sau:
Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
1. Sinh viên đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học theo kế hoạch của cơ sở giáo dục đại học.
2. Sinh viên thực hiện đề tài sau khi được phê duyệt. Mỗi đề tài do 01 sinh viên chịu trách nhiệm chính và các sinh viên khác cùng tham gia, số lượng sinh viên tham gia thực hiện do cơ sở giáo dục đại học quy định.
3. Thời gian thực hiện đề tài theo kế hoạch của cơ sở giáo dục đại học.
Như vậy, trong một đề tài nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học thì số lượng sinh viên tham gia thực hiện do cơ sở giáo dục đại học quy định.
Do đó, pháp luật không giới hạn số lượng sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học mà sẽ do cơ sở giáo dục đại học quyết định.
Có giới hạn số lượng sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm và quyền của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 26/2021/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm và quyền của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học như sau:
Trách nhiệm của sinh viên:
- Thực hiện các nghiên cứu khoa học một cách trung thực, nghiêm túc;
- Chịu trách nhiệm thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên; tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, diễn đàn, các hoạt động khoa học và công nghệ khác trong các cơ sở giáo dục đại học;
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, hoạt động khoa học và công nghệ và các quy định khác của pháp luật hiện hành.
Quyền của sinh viên:
- Được đề xuất, đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học;
- Được tạo điều kiện sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị sẵn có của cơ sở giáo dục đại học để thực hiện hoạt động nghiên cứu;
- Được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học theo định mức quy định của cơ sở giáo dục đại học;
- Được công bố, hỗ trợ công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, kỷ yếu, các ấn phẩm khoa học và công nghệ khác trong và ngoài nước theo quy định;
- Được hỗ trợ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu theo quy định hiện hành;
- Được xem xét ưu tiên cộng điểm học tập, điểm rèn luyện; ưu tiên xét cấp học bổng và các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của cơ sở giáo dục đại học;
- Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định.
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 26/2021/TT-BGDĐT hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên bao gồm:
- Tổ chức triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cho sinh viên;
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ kiến thức, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho sinh viên;
- Tổ chức hội nghị, hội thảo và các diễn đàn khoa học; các cuộc thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho sinh viên. Hướng dẫn, khuyến khích sinh viên tham gia các giải thưởng, triển lãm khoa học và công nghệ, các cuộc thi, các diễn đàn học thuật trong và ngoài nước dành cho sinh viên;
- Tổ chức các hoạt động truyền thông về khoa học và công nghệ nhằm nâng cao nhận thức đạo đức nghiên cứu, kiến thức về sở hữu trí tuệ cho sinh viên; giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước;
- Khen thưởng và đề xuất khen thưởng, biểu dương sinh viên, tập thể sinh viên và người hướng dẫn có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học; tôn vinh các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên;
- Các hình thức hoạt động khoa học và công nghệ khác của sinh viên theo quy định hiện hành.
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên phải đảm bảo yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 26/2021/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên như sau:
Yêu cầu về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
1. Phù hợp với khả năng và nguyện vọng của sinh viên.
2. Phù hợp với mục tiêu, nội dung và chương trình đào tạo mà sinh viên đang theo học; phù hợp với định hướng hoạt động khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học.
3. Kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học, có tính mới, tính sáng tạo và góp phần ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn.
4. Phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động khoa học và công nghệ.
Như vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên phải đảm bảo yêu cầu:
- Phù hợp với khả năng và nguyện vọng của sinh viên.
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung và chương trình đào tạo mà sinh viên đang theo học; phù hợp với định hướng hoạt động khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học.
- Kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học, có tính mới, tính sáng tạo và góp phần ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động khoa học và công nghệ.
- Tuyển tập thơ về chủ đề cho bé mầm non? Bé mầm non mấy tuổi?
- Top 3 mẫu viết bài văn nghị luận về trò chơi điện tử lớp 8 hay nhất? Yêu cầu cần đạt phần quy trình viết lớp 8 thế nào?
- Chiến dịch 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không' 1972: Quân và dân miền Bắc bắn rơi bao nhiêu máy bay Mỹ?
- Top 5 mẫu bài nghị luận về lòng yêu nước của giới trẻ ngày nay? Học sinh lớp 12 phải đạt kiến thức văn học như thế nào?
- Mẫu đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng lớp 9? Số lượng văn bản nghị luận mở rộng tối thiểu mà học sinh lớp 9 phải đọc trong một năm học?
- 4 Lí do học thuyết giá trị thặng dư được coi là Hòn đá tảng? Đối tượng nào bắt buộc học môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin?
- Top 3 đoạn văn kể lại câu chuyện Cóc kiện Trời ngắn gọn lớp 5? Học sinh lớp 5 được xét hoàn thành chương trình lớp học khi nào?
- Mẫu viết bài văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi lớp 8? Nội dung nói và nghe môn Ngữ văn lớp 8 có yêu cầu cần đạt ra sao?
- Đề thi IOE cấp trường lớp 5 có đáp án? Kiến thức ngôn ngữ Tiếng Anh cần có ở cấp tiểu học là gì?
- Sinh viên năm nhất bị cảnh cáo học tập khi điểm trung bình tích lũy bao nhiêu?