Tiêu chuẩn đối với công dân Việt Nam ra nước ngoài nghiên cứu khoa học, giảng dạy?

Công dân Việt Nam ra nước ngoài nghiên cứu khoa học, giảng dạy cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn như thế nào?

Tiêu chuẩn đối với công dân Việt Nam ra nước ngoài nghiên cứu khoa học, giảng dạy?

Căn cứ Điều 17 Nghị định 86/201/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn đối với công dân Việt Nam ra nước ngoài nghiên cứu khoa, giảng dạy học như sau:

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt (do cơ quan quản lý trực tiếp xác nhận).

- Không trong thời gian bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Có trình độ, năng lực phù hợp với nội dung, chương trình tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật tại nước ngoài.

- Đáp ứng các yêu cầu khác của chương trình tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật tại nước ngoài.

- Được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý cử ra nước ngoài.

Tiêu chuẩn đối với công dân Việt Nam ra nước ngoài nghiên cứu khoa học, giảng dạy?

Tiêu chuẩn đối với công dân Việt Nam ra nước ngoài nghiên cứu khoa học, giảng dạy? (Hình từ Internet)

Công dân Việt Nam được tiếp nhận nghiên cứu khoa học, giảng dạy cần thống nhất nội dung gì với phía nước ngoài?

Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 86/201/NĐ-CP quy định về cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật như sau:

Cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật
...
2. Công dân Việt Nam được phía nước ngoài tiếp nhận hoặc mời đi giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật cần trao đổi với phía nước ngoài để thống nhất cụ thể về nội dung bao gồm:
a) Đối với giảng dạy: Nội dung môn học hoặc chuyên đề, thời gian giảng dạy và trách nhiệm tài chính, bảo hiểm của các bên;
b) Đối với nghiên cứu khoa học: Nội dung nghiên cứu hoặc đề tài nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thời gian ở nước ngoài và trách nhiệm tài chính, bảo hiểm của các bên;
c) Đối với trao đổi học thuật: Chương trình trao đổi hoặc dự án trao đổi học thuật, cách thức trao đổi, thời gian ở nước ngoài và trách nhiệm tài chính, bảo hiểm của các bên.

Như vậy, công dân Việt Nam được phía nước ngoài tiếp nhận nghiên cứu khoa học cần trao đổi với phía nước ngoài để thống nhất cụ thể về nội dung như sau:

- Nội dung nghiên cứu hoặc đề tài nghiên cứu;

- Phương pháp nghiên cứu;

- Thời gian ở nước ngoài và trách nhiệm tài chính, bảo hiểm của các bên.

Đối với giảng dạy: công dân Việt Nam được phía nước ngoài thống nhất nội dung môn học hoặc chuyên đề, thời gian giảng dạy và trách nhiệm tài chính, bảo hiểm của các bên;

Công dân Việt Nam ra nước ngoài nghiên cứu khoa, giảng dạy học có những quyền nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định 86/201/NĐ-CP quy định công dân Việt Nam ra nước ngoài nghiên cứu khoa học, giảng dạy có những quyền như sau:

- Được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian giảng dạy, nghiên cứu và trao đổi học thuật ở nước ngoài;

- Được chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận;

- Trong trường hợp là người của cơ quan, tổ chức có hưởng ngân sách nhà nước thì được hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác trên cơ sở thống nhất với cơ quan quản lý trực tiếp và được cơ quan cử đi tiếp nhận quay trở lại công tác sau khi hoàn thành công việc ở nước ngoài.

Ngoài ra theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 86/201/NĐ-CP công dân Việt Nam ra nước ngoài nghiên cứu khoa học có các nghĩa vụ sau:

- Chấp hành quyết định củ đi giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật ở nước ngoài;

- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Việt Nam và nước sở tại; thực hiện đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định hiện hành;

- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế thu nhập cá nhân (nếu có) và các khoản chi phí bắt buộc khác theo quy định hiện hành của Nhà nước; trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về thuế thu nhập cá nhân khác quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về thuế thu nhập cá nhân thì thực hiện theo Điều ước quốc tế;

- Bảo vệ các tài liệu, thông tin có bí mật nhà nước được quy định tại Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, thông tin bảo vệ chính trị nội bộ;

- Không lợi dụng công việc giảng dạy, các hoạt động chuyên môn hay bất kỳ hình thức nào khác để thực hiện các hoạt động tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam, làm ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và nước đối tác;

- Không vi phạm quy định về hoạt động khoa học công nghệ của Việt Nam và nước sở tại; các quy định pháp luật hiện hành về nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà giáo làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của Việt Nam tại nước đối tác;

- Làm việc đúng nơi quy định; thực hiện nghiêm túc nội quy nơi làm việc; về nước sau khi kết thúc chương trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật theo quy định của nước đối tác;

- Không được lợi dụng việc đi giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật tại nước ngoài để thực hiện mục đích đi lao động hoặc ở lại nước ngoài trái phép trừ trường hợp phải kéo dài thời gian ở lại nước ngoài do ốm đau, chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh;

- Thực hiện đúng thỏa thuận, cam kết đã ký với cơ quan quản lý trực tiếp, cơ quan có thẩm quyền cử cá nhân đi giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật tại nước ngoài (nếu có);

- Thực hiện theo các quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và các quy định của Đảng (đối với trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức và là đảng viên);

- Gửi báo cáo về cơ quan quản lý trực tiếp 03 tháng một lần.

Nghiên cứu khoa học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn đối với công dân Việt Nam ra nước ngoài nghiên cứu khoa học, giảng dạy?
Hỏi đáp Pháp luật
Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT được tổ chức mấy lần trong năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh THCS và THPT là quy chế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật quốc gia dành cho học sinh THCS, THPT là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn người tham gia tổ chức Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia cho học sinh THCS, THPT ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
22 lĩnh vực cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS, THPT là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên đại học tham gia nghiên cứu khoa học có các quyền và nghĩa vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mỗi tỉnh được đăng ký mấy bài thi cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh phổ thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện làm giám khảo cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh phổ thông?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;